Xe xăng ngày càng vắng bóng trong đội hình xe taxi của nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách, thậm chí nhiều hãng còn dừng/hủy mua xe xăng để đầu tư xe điện, tiến tới điện hóa hoàn toàn đội xe. Xu hướng tất yếu này đang bùng nổ mạnh mẽ nhờ những hiệu quả kinh tế và những giá trị bền vững với môi trường và cộng đồng mà xe điện mang lại.
“Khách hàng phản hồi rất tích cực với xe điện”
Taxi MaiLove là cái tên đình đám tại Nghệ An, đồng thời là là hãng vận tải mới nhất trong danh sách dài các đơn vị thuê, mua ô tô điện từ Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM.
Trả lời báo chí mới đây, ông Hồ Chương, Tổng giám đốc Sơn Nam tiết lộ, trước đó, công ty ông đã ký hợp đồng mua dàn xe Toyota Vios mới. Tuy nhiên, sau đó, Sơn Nam đã quyết định dừng thương vụ trên để chuyển hướng sang xe điện VinFast. Lý do, theo ông Hồ Chương, bởi công ty muốn góp phần vào định hướng phát triển phương tiện giao thông công cộng xanh – sạch của đất nước. Đó cũng là cách để doanh nghiệp như Sơn Nam thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Sơn Nam là 1 trong 27 hãng xe, doanh nghiệp vận tải đã bắt tay chuyển đổi sang xe điện cùng VinFast và GSM. Trước Sơn Nam là nhiều tên tuổi như Be Group, Ahamove, LADO, Én Vàng, Bạn Uống Tôi Lái, Bách Đại Dũng, ASV, Xanh Sapa v.v… Rất nhiều doanh nghiệp trong số trên cùng có chung đánh giá, việc chuyển đổi đã giúp các đơn vị nâng cao khả năng cạnh tranh về mọi mặt, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng.
Theo ông Lê Thái Khắc Thành, Phó Tổng Giám đốc Ecogo, sau một thời gian sử dụng xe điện VinFast cho dịch vụ taxi, công ty đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Ông Thành cho biết, hầu hết khách hàng đánh giá cao trải nghiệm lái xe của xe điện, đặc biệt là khả năng tăng tốc nhanh chóng, mượt mà và yên tĩnh. Nhiều khách hàng cũng chia sẻ cảm nhận thoải mái và thư giãn trên xe điện.
“Khách hàng cũng đánh giá cao tính thân thiện với môi trường của xe điện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và khí thải nhà kính”, ông Thành bày tỏ sự hài lòng về quyết định chuyển đổi sang phương tiện điện của đơn vị mình.
Ra mắt taxi điện tại Hải Phòng từ tháng 4/2023, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Én Vàng Quốc Tế thừa nhận, khách hàng không chỉ đánh giá cao sự hiện đại và thân thiện với môi trường của xe, mà còn về trải nghiệm êm ái, mát mẻ của xe điện. Ông Định kể câu chuyện về một hành khách đã sử dụng dịch vụ của hãng trong 10 năm. Kể từ khi bắt tay với GSM để mở rộng sang dịch vụ taxi điện, khách hàng này rất thích thú và đã đặt riêng xe điện để đưa đón các cháu đi học. Vị khách này cũng đã chia sẻ lên mạng xã hội về trải nghiệm và ý thức bảo vệ môi trường từ những chiếc taxi điện. “Điều này là nguồn động viên lớn để chúng tôi tiếp tục nỗ lực, hướng tới một tương lai sạch sẽ và thân thiện với môi trường qua dịch vụ taxi xe điện”, ông Định nói.
Chi phí rẻ, độ bền cao: Xe điện giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền tỷ
Xe điện không chỉ giúp các doanh nghiệp vận tải cải thiện chất lượng dịch vụ mà còn là bài toán kinh tế tối ưu. Ông Lê Thái Khắc Thành, Phó Tổng Giám đốc Ecogo tính toán, chi phí năng lượng cho 100.000 km di chuyển của mẫu VF e34 chỉ bằng khoảng 1/3 chi phí của xe xăng Honda City. Như vậy, theo ông Thành, công ty đã tiết kiệm được khoảng 2,5 tỷ đồng chi phí nhiên liệu trong vòng 5 năm (tính theo giá xăng hiện tại).
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa với xe điện cũng là khoản tiết kiệm đáng kể. Ông Thành lý giải, xe điện có ít bộ phận cần bảo dưỡng hơn xe xăng, không cần thay dầu động cơ, bộ lọc dầu, lọc gió, bugi… Ngoài ra, xe điện không có động cơ đốt trong nên ít xảy ra các sự cố như hỏng hóc động cơ, hộp số… Nhờ đó, xe có độ bền cao, chi phí sửa chữa thấp hơn nhiều so với xe chạy xăng, dầu. Riêng khoản này, ông Thành ước tính, công ty sẽ tiết kiệm được khoảng 1,5 tỷ đồng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa trong vòng 5 năm.
“Tổng cộng, việc sử dụng xe điện giúp công ty tiết kiệm được khoảng 4 tỷ đồng trong vòng 5 năm. Đây là một con số đáng kể, góp phần giảm thiểu chi phí vận hành của công ty và mang lại lợi nhuận cao hơn”, ông Thành tổng kết.
Ngay cả với người lao động, ông Thành cho rằng, xe điện với thế mạnh về sự êm ái, không gây tiếng ồn, khói bụi sẽ là môi trường làm việc tốt hơn cho các tài xế, giúp mọi người giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Ở góc độ khác, Ông Trần Nhật Trường, Tổng Giám đốc Bạn uống tôi lái (BUTL) – đơn vị ký hợp đồng thuê 5.000 xe máy điện VinFast cho vận hành dịch vụ xe ôm công nghệ, giao hàng, đồ ăn bổ sung thêm, việc sử dụng xe điện giúp tạo sự khác biệt và niềm tin từ khách hàng. Trong điều kiện một số quốc gia và khu vực đang khuyến khích sử dụng xe điện, việc chuyển đổi sang xe xanh theo ông Trường có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới và mở rộng kinh doanh trong tương lai. Bởi thế, đại điện đơn vị này cũng tiết lộ, BUTL dự tính sẽ mở rộng hệ thống xe sang phương tiện thuần điện trong tương lai gần.
Cùng quan điểm, đại diện Ecogo khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống xe điện mới để thay thế cho các xe cũ đang sử dụng, thậm chí công ty sẽ khuyến khích nhân viên cùng sử dụng xe điện để bảo môi trường. Én Vàng Taxi cũng cho biết đã lên kế hoạch chuyển đổi cho từng giai đoạn và tới năm 2025, 50% số phương tiện của hãng sẽ là xe điện.
Ở tầm vóc rộng hơn, ông Trường cho rằng, xu hướng chuyển đổi sang các phương tiện xanh đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tại Việt Nam, vị này đặt nhiều kỳ vọng với các doanh nghiệp tiên phong như VinFast hay GSM. “Bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tiên phong, VinFast, GSM và các doanh nghiệp khác có thể định hình và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện, đóng góp tích cực vào mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm khí thải carbon”, ông Trường khẳng định.
“Lợi nhuận công ty tăng 10% so với giai đoạn sử dụng xe xăng”
Bắt đầu triển khai dịch vụ taxi điện từ tháng 10/2023, Taxi Xanh Sapa (Công ty MTV Thanh Thủy) đã ghi nhận nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng là người dân địa phương cũng như du khách trong nước và quốc tế. Hầu hết khách hàng đều hài lòng với hình thức vận tải mới này nhờ đặc tính không khói, không tiếng ồn và đặc biệt là thân thiện với môi trường của xe điện. Trong khi đó, ở góc độ tài xế, việc sử dụng xe điện không gây tiếng ồn, khói bụi… sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Taxi Xanh Sapa là một trong số 27 hãng vận tải hành khách tại Việt Nam tiên phong đồng hành cùng GSM và VinFast chuyển đổi xanh. Theo các doanh nghiệp này, việc có thêm xe điện giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng, từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với các hãng xe truyền thống.
Đặc biệt, dù mới triển khai nhưng taxi điện đã chứng minh được hiệu quả kinh doanh rõ rệt nhờ ưu thế tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành hơn so với xe xăng. “Xe điện lợi thế hơn hẳn, giúp lợi nhuận công ty tăng 10% so với giai đoạn sử dụng xe xăng”, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thanh Thủy, đại diện Taxi Xanh Sapa cho biết.
Trong khi đó, Lado Taxi, đơn vị đầu tiên đưa dàn xe điện VinFast vào khai thác từ tháng 5/2022, khẳng định, ngoài chi phí vận hành tiết kiệm, xe điện còn cho thấy rõ độ bền bỉ, yếu tố được các đơn vị kinh doanh vận tải đặt lên hàng đầu. “Sau hai năm kinh doanh, ngoài việc thay thế các vật tư lốp vỏ, nước làm mát thì dàn xe điện hầu như không cần phải sữa chữa gì, giúp công ty tiết kiệm từ 5 – 7% ngân sách bảo dưỡng và sửa chữa so với sử dụng xe xăng”, ông Nguyễn Ngọc Đồng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đồng Thúy, đại diện Lado Taxi thừa nhận.
Tương tự, dịch vụ eTaxi của Ecogo, một đơn vị đối tác khác của GSM và VinFast, sau nửa năm triển khai tại Đắk Lắk cũng cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Ông Lê Thái Khắc Thành – Phó Tổng giám đốc Ecogo cho biết, Công ty ước tính sẽ tiết kiệm được khoảng 2,5 tỷ đồng chi phí nhiên liệu trong vòng 5 năm. Cùng với đó, xe điện bảo dưỡng đơn giản và có độ bền cao hơn hẳn nên sẽ tối ưu được khoảng 1,5 tỷ đồng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa. “Như vậy tổng cộng, việc sử dụng xe điện giúp Công ty tiết kiệm được khoảng 4 tỷ đồng trong vòng 5 năm. Đây là một con số đáng kể, góp phần giảm thiểu chi phí vận hành và mang lại lợi nhuận cao hơn, ông Thành khẳng định. “Với những lợi ích này, xe điện đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thay thế cho xe xăng”.
Xu hướng taxi “bỏ xăng sang điện” nở rộ
Ngoài hiệu quả kinh tế, việc điện hóa đội xe, loại bỏ dần xe động cơ đốt trong cũng khẳng định cam kết của các doanh nghiệp đối với môi trường và phát triển bền vững. Sau thời gian triển khai hiệu quả, hiện nay các hãng có kế hoạch tiếp tục đầu tư mạnh tay cho đội xe điện, thậm chí dừng hẳn việc đầu tư xe xăng.
Đối tác mới nhất của GSM là Công ty Vận tải Quốc tế Sơn Nam (taxi MaiLove nổi tiếng tại Nghệ An) mới đây đã quyết định dừng hợp đồng mua dàn xe xăng của hãng xe Nhật Toyota để mở hướng sang dịch vụ taxi điện. Theo ông Hồ Chương, Tổng Giám đốc Công ty Sơn Nam, nhận thấy đầu tư phương tiện xanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải công cộng, Sơn Nam đã bổ sung dàn 305 xe điện VinFast thuê từ GSM, bên cạnh đội xe xăng sẵn có.
“Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi có thể dần thay thế hoàn toàn đội xe bằng taxi điện để mang đến lợi ích cho cộng đồng. Chúng tôi xác định hợp tác với GSM là chiến lược mang tính lâu dài và bền vững, đồng thời cũng là cánh cửa để Công ty Sơn Nam đi trên con đường hội nhập phát triển với xu thế chung trên toàn thế giới”, ông Hồ Chương nói.
Đây cũng là mục tiêu của nhiều hãng taxi khi nhận thấy lợi ích kinh tế rõ rệt từ việc khai thác xe dịch vụ chạy điện. Đại diện Taxi Xanh Sapa cho biết, hãng dự kiến sẽ thanh lý dần xe xăng song song với đầu tư thêm xe điện, mục tiêu thay thế đội xe xăng hiện tại sang 100% xe điện trong hai năm 2023 và 2024. Lado Taxi cũng định hướng sẽ thay thế 90% số lượng xe sang xe điện khi xác định “lợi ích trực tiếp về chi phí, giá trị thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng sẽ giúp công ty có thêm nhiểu lợi thế”, như chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Đồng, đại diện hãng.
Hiện nay, bên cạnh thương hiệu taxi Xanh SM do GSM tự vận hành, đã có 27 doanh nghiệp, đơn vị đối tác hợp tác chuyển đổi xe điện cùng VinFast và GSM, đưa tổng số xe taxi điện của các thương hiệu trên cả nước lên hơn 20.000 xe.
Quá trình hợp tác cùng chuyển đổi xanh này phù hợp với định hướng của Chính phủ hướng tới giảm phát thải ròng và thay đổi diện mạo giao thông đô thị trên cả nước, theo đó, toàn bộ taxi mới đưa vào sử dụng từ năm 2030 phải chạy bằng điện. “Xu hướng chuyển đổi sang xe điện là tất yếu khi các cam kết về môi trường của Chính phủ cần được hiện thực hóa. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào công cuộc chuyển đổi xanh cũng cho thấy rằng họ đã thấy được hiệu quả từ việc kinh doanh xe điện”, ông Nguyễn Ngọc Đồng nhận định.
Đại diện Lado Taxi cũng cho rằng, các doanh nghiệp như VinFast và GSM đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tương lai di chuyển xanh tại Việt Nam, rộng hơn là tại khu vực và trên thế giới. “VinFast và GSM đã làm cho nhiều nước biết đến Việt Nam, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đặc biệt là một tương lai bền vững cho các thế hệ sau của Việt Nam”, ông Đồng nói.
Xem thêm bài liên quan
- Phương tiện giao thông xanh – Bước chuyển mình mạnh mẽ của giao thông công cộng Việt Nam vì sự phát triển bền vững
- Từ 100 đến 20.000 Taxi điện: Nhìn lại những cột mốc ghi dấu ấn cho tốc độ tăng trưởng “Thần tốc” của xu hướng dịch chuyển Taxi “bỏ xăng sang điện” tại Việt Nam
- Chuyện từ những chiếc taxi điện đầu tiên của Việt Nam: Trải nghiệm tuyệt vời hơn cho khách hàng