80.000 chiếc Kia Sorento 2011 đến nay đã 13 năm tuổi phiên bản sử dụng động cơ xăng có thể bốc cháy khi xe đang hoạt động.
Lỗi động cơ này có thể được khắc phục bằng cách cập nhật phần mềm để hạn chế lỗi có thể xảy ra, hãng xe Hàn Quốc khuyến cáo các chủ xe bị ảnh hưởng cần đưa xe về đại lý để cập nhật phần mềm miễn phí nhằm ngăn chặn sự cố nghiêm trọng này.
Trước đó, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã tiến hành điều tra những trường hợp cháy nổ liên quan đến xe Hyundai và Kia.
Hiện tại đã có hơn 10 triệu xe của cả hai nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc sử dụng chung nhiều linh kiện, đã bị triệu hồi vì các vấn đề liên quan đến hỏa hoạn trong 12 năm qua.
Hãng xe Hàn Quốc tiết lộ với những mẫu xe bị ảnh hưởng sẽ có dấu hiệu đèn báo lỗi động cơ sáng trên bảng điều khiển, mùi khét hoặc khói sẽ bốc ra từ khoang động cơ, có thể gây cháy nếu gặp lỗi nghiêm trọng.
Để phát hiện sớm, phần mềm mới cập nhật cho dòng động cơ này được gọi là “knock sensor detection system (KSDS)” giúp phát hiện tiếng gõ trong động cơ. Bản cập nhật giúp ngăn ngừa hư hỏng động cơ, dẫn đến cháy nổ, theo tài liệu của Kia cung cấp cho NHTSA.
Đối với những chủ xe tự bỏ tiền cho các sửa chữa liên quan trước khi có lệnh triệu hồi, Kia sẽ hoàn trả khoản chi này.
Theo: autoblog
Toyota gọi, Honda liền đáp lời: Hãng xe Nhật Bản thông báo triệu hồi gần 2,6 triệu ôtô do lỗi bơm nhiên liệu
Đây là đợt triệu hồi ôtô lớn nhất trong năm 2023 của hãng xe Nhật Bản Honda tại Mỹ lên tới gần2,6 triệu xe. Tuy nhiên, việc triệu hồi lần này sẽ tiến hành theo từng giai đoạn do thiếu thiết bị thay thế.
Nguyên nhân ôtô Honda bị triệu hồi lần này được xác định do cánh quạt bơm nhiên liệu ở một số lượng lớn xe không được đúc chính xác.
Điều này có thể khiến cánh quạt bị biến dạng và gây trở ngại cho thân bơm nhiên liệu, khiến nó ngừng hoạt động. Khi đó động cơ sẽ bị thiếu nhiên liệu dẫn đến việc ngắt máy đột ngột, nguy cơ gây ra tai nạn.
Gần 2,6 triệu ôtô Honda bị triệu hồi do lỗi bơm nhiên liệu.
Các mẫu xe Honda bị triệu hồi bao gồm: Honda Accord đời 2018 – 2020; Honda Accord Hybrid đời 2017 – 2020; Honda Civic đời 2018 – 2020; Honda Civic Type R đời 2018 – 2020 ; Honda Clarity Plug-in Hybrid đời 2018 – 2019; Honda CR-V đời 2018 – 2020; Honda CR-V Hybrid đời 2020; Honda Fit đời 2018 – 2019; Honda HR-V đời 2018 – 2020; Honda Insight đời 2019 – 2020; Honda Odyssey đời 2018 – 2020; Honda Passport đời 2019 – 2020; Honda Pilot đời 2017 – 2020; Honda Ridgeline đời 2018 – 2020; Acura ILX đời 2018 – 2020; Acura MDX đời 2018 – 2020; Acura MDX Sport Hybrid đời 2018 – 2020; Acura NSX đời 2017 – 2020; Acura RDX đời 2018 – 2020; Acura RLX đời 2018 – 2020; Acura TLX đời 2018 – 2020.
Do quy mô của đợt triệu hồi lớn nên Honda cho biết hãng không có đủ thiết bị thay thế để sửa chữa tất cả các xe bị ảnh hưởng cùng một lúc.
Do quy mô của đợt triệu hồi lớn nên Honda cho biết hãng không có đủ thiết bị thay thế để sửa chữa tất cả các xe bị ảnh hưởng cùng một lúc.
Vì vậy, công ty đang thông báo cho chủ sở hữu xe Honda dính lỗi theo từng giai đoạn. Những bức thư đầu tiên sẽ được gửi đi vào đầu tháng 02/2024 và các thông báo bổ sung sẽ được đưa ra khi nhà sản xuất ôtô có sẵn các bộ phận mới.
Để khắc phục lỗi này, những chiếc xe bị ảnh hưởng sẽ được thay thế toàn bộ máy bơm nhiên liệu. Thời gian xử lý mỗi xe mất từ 2 đến 3 giờ, tuy nhiên sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại xe.
Đây là đợt triệu hồi lớn nhất trong năm đối với một nhà sản xuất ôtô.
Đây là đợt triệu hồi lớn nhất trong năm 2023 đối với một nhà sản xuất ôtô. Số lượng xe bị ảnh hưởng lần này của Honda đã vượt qua con số hơn 2 triệu xe của Tesla.
Trước đó, hãng xe Mỹ đã phải thực hiện một đợt thu hồi để cập nhật phần mềm Autopilot, bổ sung thêm các điều khiển và cảnh báo nhằm nỗ lực giúp hệ thống an toàn hơn.
Theo:Tri Thức & Cuộc Sống
Tesla của tỷ phú Elon Musk triệu hồi hơn 2 triệu xe điện tại Mỹ để khắc phục lỗi lái xe tự động Autopilot
Hãng xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đang triệu hồi hơn 2 triệu xe điện ở Mỹ để cập nhật thêm các cảnh báo mới trong hệ thống hỗ trợ lái xe tự động Autopilot, sau khi có hàng trăm vụ tai nạn xảy ra trong 2 năm qua.
Đây là vụ triệu hồi xe lớn nhất từ trước đến nay của Tesla, bao gồm gần như tất cả các phiên bản xe đang hoạt động trên đường phố.
Tesla cho biết hệ thống phần mềm điều khiển Autopilot “có thể không đủ mạnh để ngăn chặn việc tài xế lạm dụng” và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) đã dành hơn hai năm để điều tra xem liệu các phương tiện do nhà sản xuất ô tô điện của tỷ phú Elon Musk điều hành có đảm bảo đầy đủ sự chú ý của người lái xe hay không.
Cuộc điều tra về vấn đề an toàn của xe Tesla bắt đầu vào tháng 8/2021 và được mở rộng vào tháng 6/2022 khi những vụ tai nạn ch;ết ng;ười liên quan đến việc sử dụng chế độ lái xe tự động Autopilot gia tăng.
Cơ quan quản lý cáo buộc hệ thống Autopilot (hỗ trợ lái xe) trên các phương tiện Tesla có thể khiến tài xế xao nhãng, mất tập trung.
Nhà chức trách đã xem xét 956 vụ tai nạn và tập trung vào 322 vụ tai nạn liên quan đến Autopilot.
NHTSA cho biết nguy cơ va chạm có thể gia tăng khi chế độ Autopilot được kích hoạt, song người lái xe lại không có chuẩn bị cũng như tinh thần để can thiệp.
“Một trong những điều chúng tôi xác định là các tài xế không phải lúc nào cũng tập trung khi hệ thống đó được bật”, Ann Carlson, quyền giám đốc NHTSA nói.
Autopilot là chế độ tự lái nổi tiếng hiện đại và thông minh của xe điện Tesla. Chế độ này cho phép ô tô lái tự động trong làn đường của mình, có thể tăng tốc và phanh tự động khi có chướng ngại vật, tự động xử lý tình huống phát sinh trong lưu thông.
Autopilot bản nâng cao có thể hỗ trợ tự chuyển làn trên đường cao tốc nhưng không giúp phương tiện tự hành hoàn toàn.
Trong hệ thống Autopilot, chức năng Autosteer cho phép duy trì tốc độ đã cài đặt hoặc duy trì lái xe dựa theo khoảng cách và giữ cho phương tiện đi trong đúng làn đường. Tuy nhiên, đôi khi nó hoạt động không chính xác, dẫn tới xe va chạm vào cả các phương tiện đang đứng yên.
Tuy nhiên, Tesla cho biết họ không đồng ý với phân tích của NHTSA.
Dù vậy, nhà sản xuất xe điện lớn nhất nước Mỹ vẫn sẽ triển khai cập nhật phần mềm không dây để “kết hợp các biện pháp kiểm soát và cảnh báo bổ sung cho những tính năng đã có trên các phương tiện bị ảnh hưởng nhằm khuyến khích lái xe tuân thủ trách nhiệm ngay cả khi Autosteer được kích hoạt”.
Các mẫu xe cũng sẽ được nâng cấp về phần cứng như tăng cường mức độ nổi bật của các tín hiệu cảnh báo trực quan, đơn giản hóa việc khởi động và ngắt kết nối Autosteer cũng như các bước kiểm tra bổ sung khi kích hoạt Autosteer.
Bryant Walker Smith, giáo sư luật của Đại học Nam Carolina, cho biết việc khắc phục bằng phần mềm sẽ có hiệu quả khá hạn chế và việc này “dường như đặt quá nhiều trách nhiệm lên người lái xe thay vì thay đổi mang tính hệ thống”.
Như vậy, 2,03 triệu xe Tesla Model S, X, 3 và Y ở Mỹ kể từ năm 2012 sẽ được cập nhật phần mềm và phần cứng.
Trước đó, vào tháng 2, Tesla cũng đã triệu hồi 362.000 xe điện của hãng để cập nhật phần mềm Lái xe tự hành an toàn – FSD Beta, sau khi NHTSA cho biết các phương tiện này không tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn giao thông và có thể gây ra tai nạn.
Tại Canada, Bộ Giao thông vận tải cho biết Tesla sẽ triệu hồi hồi 193.000 xe để giải quyết vấn đề Autopilot. Hiện chưa rõ tại Trung Quốc, cơ quan chức năng có yêu cầu Tesla triệu hồi tương tự hay không.
Theo carscoops / Vietnamnet