Theo Cục CSGT lực lượng chức năng khuyến khích người dân tự lắp camera hành trình trên ô tô cá nhân để tự bảo vệ mình trong các tình huống, chứ không bắt buộc.
Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo lần 4 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, đề xuất một số quy định mới.
Trong đó, tại Điều 33 quy định Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dự thảo lần 4 yêu cầu xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải “có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định”.
Trước đó, kể từ tháng 7, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe là yêu cầu bắt buộc đối với ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải.
Dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát trên các xe vận tải được truyền tải về hệ thống phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý.
Không ít người dân thắc mắc về quyền riêng tư, băn khoăn những dữ liệu cá nhân của mình liệu có bị chia sẻ khó kiểm soát?
Để hiểu rõ hơn về việc này, ngày 25/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, thực tế hiện nay đã có rất nhiều phương tiện ô tô cá nhân tự trang bị camera giám sát hành trình cho xe của mình, nhằm mục đích ghi lại hình ảnh, sự cố xảy ra trên đường.
Dựa trên tình hình thực tế, tại dự thảo (lần thứ 4) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được Bộ Công an đề xuất ô tô cá nhân lắp camera giám sát hành trình. Tuy nhiên, đây không phải quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích thực hiện.
“Khi ô tô cá nhân lắp camera hành trình, người điều khiển phương tiện có thể chứng minh được bản thân đúng hay sai trong các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường, có thể lưu lại bằng chứng khi có kẻ gian xâm hại xe của mình hoặc của người khác”, đại diện Cục CSGT lý giải.
Cũng theo Cục CSGT, những dữ liệu trong camera hành trình của nhân dân có thể được cung cấp cho các cơ quan chức năng như những bằng chứng để xử lý, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Các dữ liệu này cơ quan chức năng không thu thập mà chỉ đề nghị người dân hợp tác cung cấp khi cần giải quyết các sự cố.
Theo Dân trí
Các hãng xe Trung Quốc đã xuất khẩu bao nhiêu xe trong 8 tháng đầu năm? Đâu là thị trường lớn nhất?
Trong 8 tháng đầu năm, các hãng xe Trung Quốc đã xuất khẩu tổng số 3,22 triệu chiếc, trong đó nhiều nhất đi Nga, thứ hai là Mexico.
Riêng trong tháng 8, Trung Quốc xuất khẩu 436.000 xe (tất cả các thương hiệu, không chỉ riêng thương hiệu bản địa), tăng 39% so với cùng kỳ 2022.
Với tổng số xe xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm là 3,22 triệu chiếc, mức tăng so với cùng kỳ năm trước là 65%.
Quý I và nửa đầu 2023, Trung Quốc đều vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu xe hơi lớn nhất thế giới.
Trong năm 2021, số xe đi ra thị trường nước ngoài từ Trung Quốc đạt 2,19 triệu chiếc, đạt mức tăng 102% so với năm trước đó.
Trong 2022, con số là 3,4 triệu xe. Với 3,22 triệu chiếc chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, kết quả của 2023 dự kiến tiếp tục tăng so với 2022.
Quốc gia nhập khẩu | Số xe |
Nga | 544.000 |
Mexico | 257.000 |
Bỉ | 155.000 |
Australia | 154.000 |
Saudi Arabia | 134.000 |
Anh | 132.000 |
Thái Lan | 105.000 |
Philippines | 100.000 |
UAE | 98.000 |
Tây Ban Nha | 90.000 |
Những nơi khác | 1.448.000 |
Trong top 10, quốc gia nhập khẩu nhiều xe Trung Quốc nhất là Nga, với hơn nửa triệu chiếc trong vòng 8 tháng đầu năm. Con số này cũng gấp hơn 2 lần so với á quân là Mexico, với lượng xe là 257.000 chiếc.
Lần lượt tiếp theo là Bỉ, Australia, Saudi Arabia và Anh với số xe nhập từ Trung Quốc ở mức trên 130.000-150.000 chiếc. Đứng cuối top 10 là Tây Ban Nha với 90.000 xe.
Có 2 quốc gia Đông Nam Á xuất hiện trong top 10 là Thái Lan và Philippines với số xe không mấy chênh lệch.
Thực tế, câu chuyện về sự thành công trong xuất khẩu ôtô của Trung Quốc bắt đầu từ sự hiện diện mạnh mẽ tại các quốc gia như Nga và một số thị trường Mỹ Latin.
Trong 2022, Trung Quốc xuất đi 160.000 xe tới Nga, và chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, con số đã đạt 544.000 xe, tức tăng 664%.
Một số quốc gia Trung Á như Uzbekistan và Kyrgyzstan cũng trở thành những điểm đến mới của ôtô xuất khẩu từ Trung Quốc.
Xe điện từ Trung Quốc cũng tìm được đường vào những thị trường ở châu Âu và Đông Nam Á. Trong 2 năm qua, Bỉ, Tây Ban Nha, Slovenia và Anh đã trở thành những điểm đến đầy tiềm năng.
Trong năm nay, xe xuất khẩu từ Trung Quốc đến những quốc gia như Thái Lan cũng cho thấy chỉ số tăng trưởng mạnh. Các thương hiệu như SAIC và BYD đều có lượng xe điện xuất khẩu ở mức cao.
Bên cạnh số lượng, mức giá trung bình của xe xuất khẩu từ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay tăng và đạt mức 20.000 USD so với 18.000 USD trong 2022. Tổng giá trị xe xuất khẩu tăng gần 85% so với cùng kỳ 2022.
Tuy nhiên, ôtô từ Trung Quốc đến châu Âu đang đối mặt với những thách thức tiềm năng. Ủy ban châu Âu (EC) mới đây công bố những kế hoạch khởi xướng một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Những tiêu chuẩn khắt khe đưa ra bởi Liên minh châu Âu (EU) có thể tăng nguy cơ đối với ôtô từ Trung Quốc. Điều này cũng làm dấy lên những lo ngại rằng những biện pháp tự vệ có thể làm suy giảm tính sáng tạo cũng như độ cạnh tranh của các công ty châu Âu.
Lúc này, lượng ôtô xuất khẩu từ Trung Quốc dự kiến duy trì mức cao trong 2023, với hai lý do chính: những đòn trừng phạt của phương Tây với Nga, và nhu cầu đối với xe điện tiếp tục tăng.
Theo: CarNewsChina
Xem thêm bài liên quan
- Sẽ có đến 5 hãng xe đến từ Trung Quốc sắp đổ bộ vào Việt Nam: Trải dài các phân khúc từ sedan, MPV nhưng SUV áp đảo
- Điểm mặt loạt xe Trung Quốc sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong năm nay: Xe chỉ hơn 100 trăm triệu, xe hơn 1 tỷ
- Bán xe Trung Quốc Geely X7 giá 200 triệu, chủ xe: ‘Chạy sướng như Mercedes-Benz GLC’