CEO Mazda Mỹ cho rằng một mẫu xe ô tô điện có quãng đường di chuyển quá xa là không cần thiết, thậm chí vấn đề pin lớn còn khiến cho các mẫu xe điện kém an toàn hơn.
Vấn đề phạm vi hoạt động của xe điện đang tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng khi mà các mẫu xe điện mới ngày càng được trang bị cụm pin có dung lượng lớn hơn. Tuy nhiên, Mazda cho rằng điều này là không cần thiết.
CEO Mazda Mỹ Jeffrey Guyton nói với trang Green Car Reports tại buổi giới thiệu Mazda CX-90 2024 rằng dù những người mua xe điện ngày nay đang tìm kiếm những phương tiện có phạm vi hoạt động 300 dặm (480km), thì tầm hoạt động trong tương lai sẽ không xa hơn thế. Người tiêu dùng sẽ nhận thấy rằng họ không cần đến nhiều như vậy, ông nói.
Ông cho rằng xu hướng sẽ là pin nhỏ hơn, cung cấp tầm hoạt động ngắn hơn nhưng sạc nhanh hơn.
Đồng thời, ông tỏ ra quan ngại trong việc tăng trọng lượng của bán tải điện nhằm nâng tầm hoạt động (nhắc đến việc IIHS vừa nâng cấp phòng thử nghiệm cho bán tải điện nặng).
Guyton lo lắng về việc tăng trọng lượng của xe tải điện nhằm mục đích vượt quá phạm vi hoạt động 300 dặm, lưu ý rằng IIHS vừa nâng cấp phòng thử nghiệm của mình để có thể va chạm với xe bán tải điện 10.000 lb (hơn 4.500kg).
“Tôi không cho rằng điều đó thực sự bền vững”, Guyton nói.
Ngoài ra, Guyton cũng có quan điểm khác về cơ sở hạ tầng sạc so với một số nhà sản xuất ô tô khác.
Ông đồng ý rằng những người sở hữu xe điện lần thứ hai sẽ học hỏi, phát triển và thay đổi các ưu tiên cũng như nhu cầu của họ dựa trên kinh nghiệm đã có.
Khi cơ sở hạ tầng sạc phát triển, trải nghiệm cũng sẽ phát triển, tính năng sạc tại nhà sẽ đóng vai trò quan trọng và công nghệ sẽ được cải thiện. Việc áp dụng xe điện rộng rãi sẽ gắn liền với cảm nhận của người dân về cơ sở hạ tầng.
Nhưng Mazda sẽ không xây dựng bất kỳ cơ sở hạ tầng nào, ít nhất là không tự mình xây dựng.
Ông nói, các khoản đầu tư và quan hệ đối tác trong tương lai với các nhà cung cấp dịch vụ tính phí đang được cân nhắc.
Song ông cũng nói các khách hàng của Mazda đừng kỳ vọng vào điều gì tương tự sự hợp tác của General Motors với các trạm xăng dầu trong việc phát triển mạng lưới sạc điện hay mạng lưới sạc nhanh của Mercedes-Benz.
Về cơ bản, Guyton cho rằng việc phối hợp với bên thứ ba sẽ hạn chế sự chồng chéo (hiện tại Mazda đang hợp tác với hệ thống trạm sạc ChargePoint). Ông nói: “Trong xã hội này, lượng tài nguyên là hữu hạn, không ai có thể ôm hết”.
Mazda lâu nay không phải là một hãng xe quá tham vọng vào cuộc đua ô tô điện hiện nay như Ford, Tesla, Hyundai hay Toyota.
MX-30 là mẫu xe điện đầu tiên và là duy nhất của Mazda tính tới thời điểm hiện tại. Với quãng đường di chuyển chỉ 100 dặm (160km) sau một lần sạc, mẫu xe trên tỏ ra yếu thế khi cạnh tranh với những đối thủ cùng phân khúc.
Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi khi nền tảng xe điện hoàn toàn mới sẽ ra mắt vào nửa sau của thập kỷ này.
Theo kế hoạch mà hãng công bố, ít nhất 40% sản phẩm bán ra của Mazda vào năm 2030 sẽ là xe thuần điện.
Năm 2022, Mazda bán được 294.908 xe tại Mỹ, song ngoài MX-30 với số lượng hạn chế, chỉ có ở California, hãng hiện không có xe điện hoặc xe hybrid.
Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi khi nền tảng xe điện hoàn toàn mới sẽ ra mắt vào nửa sau của thập kỷ này, Mazda CX-50 hybrid chuẩn bị chính thức ra mắt trong khi CX-90 plug-in hybrid (và MHEV) 2024 sẽ ra mắt vào đầu năm tới, theo Guyton.
Mazda MX-30 – SUV nhỏ tận dụng động cơ xoay, chạy hơn 600km mới phải sạc
Mazda MX-30 đã buộc phải nhờ tới động cơ xoay nhỏ nhẹ làm trợ lực để cải thiện tầm vận hành cực yếu kém.
Gần một thập kỷ trôi qua kể từ khi động cơ xoay của Mazda chính thức biến mất trên chiếc RX-8 cuối cùng, thương hiệu Nhật đã đưa dòng trang bị này quay trở lại.
Tuy vậy, đồng hành cùng động cơ không còn là một mẫu xe thể thao, mà là một mẫu xe điện, trọng trách được giao cho trang bị này cũng không còn là truyền động, mà nay là máy phát phục vụ pin.
Theo thông số chính thức được Mazda công bố tại Triển lãm Brussels 2023, phiên bản mới có tên khá phức tạp là Mazda MX-30 e-SkyActiv R-EV trang bị động cơ 830cc có công suất 85 mã lực, 116Nm với tỉ số nén cao là 11,9:1 phụ trách vận hành máy phát.
Nhờ vậy, chiếc xe điện có tầm vận hành “trên 600km” so với mức thực tế dao động trong khoảng 120km tới 250km như MX-30 nguyên bản.
Bù lại, người dùng sẽ phải… đổ xăng vào bình 50 lít mới được bổ sung phía sau trục sau. Phụ trách truyền động như thường lệ vẫn là mô tơ điện đơn 167 mã lực, 260Nm.
Nếu không chạy nhiên liệu, bản này có tầm vận hành thuần điện cực kỳ hạn chế ở mức 85km mỗi lần sạc vì pin chỉ có dung lượng 17.8 kWh.
Giá khởi điểm tham khảo của Mazda MX-30 e-SkyActiv R-EV là 36.000 euro. Tại các thị trường Nhật và Úc, xe có bản chạy xăng truyền thống hơn sử dụng động cơ 2.0L 153 mã lực, 200Nm mô men xoắn.
Theo Tuổi trẻ, tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Technode Global: Những đột phá công nghệ giúp pin xe điện có khả năng chống cháy nổ gần như tuyệt đối
- Điểm danh những chiến tích của VinFast ngay đầu năm mới 2024: Những bước tiến vững chắc không ngừng, tiếp tục ghi điểm trong nước và quốc tế
- Phó TGĐ Tập đoàn Sơn Hà: Nhà máy pin của Vingroup “xịn” ngang tầm Tesla, có đủ công nghệ khủng nhất của Tesla, Samsung, BYD