Vấn nạn xe tải lắp còi hơi gây ô nhiễm tiếng ốn, bên cạnh đó còn gây nguy hiểm cho người đi đường nhất là với những người dân đi xe 2 bánh.
Chuyện bị giật mình khi chạy gần xe tải sử dụng còi hơi công suất lớn đã chẳng còn gì xa lạ đối với người đi xe 2 bánh trên nhiều tuyến đường.
Không đơn giản chỉ là giật mình, mà cùng với đó là nhiều sự cố thương tâm đã xảy ra.

Như mới đây nhất đã có một sự cố khiến một người đàn ông 60 tuổi đi xe máy phải ‘ra đi’, mà nguyên nhân được cho là do xe tải bóp còi công suất lớn, làm người đàn ông này giật mình và ngã ra đường và bị chính bánh xe tải chèn qua.
Không chỉ người lớn tuổi mà bất kỳ ai đi nữa khi đi cạnh một chiếc xe tải bóp còi hơi thì sẽ đều giật mình, bởi âm thanh quá lớn của còi.
Cục Đăng kiểm Bộ Giao thông vận tải quy định, âm lượng còi xe tham gia giao thông chỉ dao động từ 90 đến 115 decibel. Trong khi đó những loại còi hơi, còi kích âm có âm lượng lên tới 250 decibel, gấp 2,5 lần so với bình thường và thậm chí là hơn nữa.

Chưa kể, những loại còi hơi hiện nay đều rất dễ mua được từ những cửa hàng bên ngoài, được bày bán công khai với chỉ từ 300 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng.
Cục Đăng kiểm thì chịu thua bởi những chủ xe lắp còi hơi sẽ tháo ra trước khi đưa xe đến đăng kiểm, sau đó thì về nhà mới lắp lại.
Lực lượng CSGT đều có mặt thường xuyên ở các tuyến đường, nhưng chẳng hiểu sao xe tải lắp còi hơi cũng vẫn ung dung chạy được trên đường.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc điều khiển ô tô lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng, đồng thời tịch thu còi vượt quá âm lượng.
Đối với những ảnh hưởng có thể gây ra thì còn vẻ mức phạt với những xe sử dụng còi hơi công suất lớn vẫn còn nhẹ.
Nếu lực lượng chức năng vẫn không có những biện pháp mạnh, thì anh em đi xe máy hay xe đạp vẫn phải chịu cảnh ù tai khi xe tải bóp còi hơi.
Theo: Oxii