Trung Quốc – Xu hướng nổi lên gần đây tại Trung Quốc là hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ đã chọn nghề giao hàng (shipper) như sự “bấu víu” tạm thời trước khi tìm được công việc ưng ý.
Hồng Tuyết Trân là Phó tổng giám đốc của Mạng tìm kiếm việc làm Trung Quốc yes123, Giám đốc tiếp thị của Free Times, Phó giám đốc kiêm Giám đốc tiếp thị của Đài phát thanh Philharmonic…
Anh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như “Làm thế nào để không bị công việc sai khiến, nếu không làm việc sẽ còn khổ hơn”,“Sức mạnh là tự do” “Hãy tự lập và già đi, đừng già đi một mình”...
Dưới đây là câu chuyện đích thân anh đã được nghe từ một nhân vật vô cùng đặc biệt.
THẠC SĨ LÀM SHIPPER, CHẠY TAXI
Trong một chuyến đi công tác, Hồng Tuyết Trân gặp một anh tài xế lái một chiếc xe trị giá hàng trăm nghìn USD.
Vì làm việc trong lĩnh vực truyền thông nên từ lâu, anh đã hình thành thói quen đặt câu hỏi. Không ngờ, “thân thế” của người lái xe lần này thực sự vượt qua sự tưởng tượng ban đầu của anh.
Người tài xế này thực ra đã tốt nghiệp Thạc sĩ tại Hoa Kỳ, làm việc trong các công ty nước ngoài 25 năm, từng là kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong ngành bán dẫn, sau đó chuyển sang làm marketing.
Sau khi lái xe Uber mỗi ngày, anh đi làm từ 10 giờ tối đến 3 giờ sáng, chủ yếu để tổ chức các cuộc họp video với nước ngoài. Bên cạnh đó, người đàn ông này dành toàn bộ thời gian làm việc tại nhà và không phải đến văn phòng. Mức lương hàng năm của anh rơi vào khoảng 5 triệu USD.
Bên cạnh thu nhập từ công việc chính, anh cũng tham gia thị trường chứng khoán. Ngoài cổ phiếu, anh còn đầu tư vào bất động sản. Theo lời kể của chàng thạc sĩ, hiện anh sở hữu một ngôi nhà trị giá khoảng 18 triệu USD, 3 căn không có con số cụ thể nhưng đều có mặt tiền.
Nghe đến đây chắc hẳn mọi người sẽ hỏi “tại sao anh lại lái xe Uber”? Chàng thạc sĩ trả lời: “Cuộc sống thật tẻ nhạt!”
Cách đây nhiều năm, câu chuyện về “thạc sĩ giao đồ ăn” từng khiến dư luận xôn xao, tuy nhiên khi đó xu hướng này chưa phổ biến.
Theo South China Morning Post, báo cáo của Meituan – nền tảng mua bán và giao đồ ăn trực tuyến tại Trung Quốc – cho thấy trong nửa đầu năm 2020, ít nhất 60.000 thạc sĩ và 170.000 cử nhân Trung Quốc trở thành nhân viên giao hàng. Ước tính 24,7% trong tổng số 2,95 triệu tài xế giao hàng sở hữu ít nhất một bằng đại học, tăng 6,7% so với năm trước đó.
Thạc sĩ triết học làm shipper, vẫn phải quê vì thất nghiệp
Chàng trai 8X họ Trần quê ở Thành Đô (Trung Quốc) đã từng tốt nghiệp bằng thạc sĩ của Đại học Tứ Xuyên, tờ China Youth Daily mới đây đưa tin.
Sau đó, anh Trần chuyển đến thủ đô Bắc Kinh để làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Ở tuổi 35, anh quyết định nghỉ việc và cùng bạn bè góp vốn thành lập một công ty nhỏ. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ, công ty phá sản và anh phải tìm hướng đi mới. Trong thời gian gửi hồ sơ xin việc, anh Trần đã thuê một chiếc xe máy điện và trở thành nhân viên giao hàng (shipper).
Trên thực tế, shipper đã trở thành nghề nghiệp phổ biến với lao động thất nghiệp ở Trung Quốc. Đây là công việc có thu nhập ổn định, thậm chí là hậu hĩnh nếu đi giao hàng vào ban đêm và nhận nhiều đơn hàng.
“Buổi sáng tôi thường đi giao hàng, có thể tăng ca vào tối muộn nếu muốn. Còn lại thời gian trong ngày tôi làm công việc viết lách tạm thời và đọc sách. Tôi kiếm được khoảng 4.000 – 5.000 NDT mỗi tháng (khoảng 13,6 – 17 triệu đồng)”.
Khác với nhiều thạc sĩ và tiến sĩ khác ở Trung Quốc- những người cố gắng che giấu bản thân khi làm shipper vì cho rằng đây là một công việc tay chân, anh Trần lại vui vẻ chấp nhận công việc và chia sẻ rằng mỗi lần đi giao hàng giữa lòng thành phố Bắc Kinh đông đúc về đêm, anh cảm thấy mình được tự do, không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh như thời còn làm công sở.
“Nhiều áp lực vây quanh như tiền trang trải cuộc sống, tiền nhà trọ… đã khiến tôi bế tắc”, anh nói.
Ngay khi đăng tải lên mạng xã hội, câu chuyện của anh Trần đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Một số người ác ý bình luận rằng anh đang làm xấu mặt trường đại học của anh trong khi nhiều người đồng cảm, cho rằng không chỉ riêng anh Trần mà nhiều người trẻ cũng rơi vào tình cảnh thất nghiệp, đồng thời khuyên anh nên xem thực tế hiện nay là động lực để trở về quê sinh sống và lập nghiệp.
Gia đình, bạn bè và nhiều thầy cô đã nhắn tin động viên sau khi xem hết video của anh Trần.
“Họ không coi thường tôi. Gia đình còn nói rằng đây là cơ hội để tôi quay về Thành Đô. Bắc Kinh không phải nơi duy nhất mà tôi có thể sinh sống và hoàn thành lý tưởng cuộc đời”, anh Trần tâm sự.
Trần cho biết thời gian tới sẽ về quê ở Thành Đô và nộp đơn xin việc ở một vài trường đại học tư thục để làm giảng viên.
Hiện nay, thị trường việc làm tại quốc gia tỷ dân đang cạnh tranh gay gắt, số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn chưa từng thấy và tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đang trở nên đáng báo động. Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Trung Quốc đã đạt gần 20%, tờ Deutsche Welle đưa tin.
Một số người tìm đến công việc giao hàng như sự bám víu tạm thời. Nhiều người khác quyết định dấn thân vào khu vực nhà nước để tìm kiếm sự an toàn giữa “bão bất ổn”.
3 BÀI HỌC TỪ NGƯỜI LÁI XE
Từ câu chuyện của người lái xe, và nhân viên giao hàng ở trên chúng ta có thể rút ra những điều sau:
1. Không ngừng học hỏi
Những người giàu luôn học mọi lúc mọi nơi. Họ không chỉ học từ sách mà còn từ âm nhạc hay những người có cùng quan điểm khác và thậm chí có cả người cố vấn. Người giàu dành thời gian mỗi ngày để học hỏi và trưởng thành. Việc tiếp thu kiến thức mới mỗi ngày giống như tập thể dục cho bộ não.
Họ là những người biết lắng nghe và luôn ở gần những người mang lại giá trị cho bản thân. Những người này tìm kiếm những lời đánh giá về bản thân và đối mặt với những lời chỉ trích. Dù tốt hay xấu, họ cũng không né tránh những chỉ trích và biến nó thành bài học. Đó là một kỹ năng quan trọng để học hỏi và phát triển.
2. Đa dạng nguồn thu nhập
Một thói quen quan trọng khác mà bất cứ ai cũng nên rèn luyện đó là đảm bảo rằng họ có nhiều nguồn thu nhập: Không chỉ có một kế hoạch B, mà còn là một C và một D và đôi khi nhiều hơn.
Chỉ có một công việc hoặc một nguồn thu nhập đồng nghĩa với làm kinh doanh nhiều rủi ro. Điều gì xảy ra nếu đột nhiên, như một số điều xảy ra ở hành tinh này, bạn không có thu nhập đó nữa? Tiết kiệm có thể giúp bạn, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Vì vậy, việc có nhiều hơn một nguồn thu nhập là một sự lựa chọn khôn ngoan. Hãy nhớ những quả trứng mà bạn giữ lại bây giờ và sau đó. Đặt chúng vào một số giỏ khác nhau và chắc chắn rằng bạn đã có nhiều hơn một con gà đủ để tạo ra những quả trứng đó.
3. Làm việc chăm chỉ khi bạn còn trẻ
Trong một cuộc khảo sát, các triệu phú cho rằng 3 nguyên nhân chính đem lại thành công của họ là: Làm việc chăm chỉ, tham vọng và giáo dục.
Chúng ta có thể thấy những người cực kỳ giàu có vẫn tiếp tục làm việc khi họ có thể nghỉ hưu và chẳng cần phải làm gì cho đến cuối đời, nhưng điều đó đã không xảy ra. Có nhiều lý do khác nhau như họ “nghiện” công việc, họ thích được công nhận hoặc chỉ là không thích nghỉ ngơi…
Dành ít thời gian để đi nghỉ, bớt thời gian tắm hay ăn trưa mà thay vào đó để dành thời gian cho công việc. Càng làm việc chăm chỉ thì sẽ càng có khả năng thành công. Đây chính là một trong những bí quyết thành công của tỷ phú Michael Bloomberg.
Để thành công, tỷ phú Bloomberg cho rằng không thể thiếu tính bền bỉ, liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và chuẩn bị sẵn tâm lý gặp rủi ro, thách thức.
Theo Businesstoday, SCMP