Tài xế chiếc Tesla ngủ ít nhất 15 phút trước khi nghe thấy còi xe tuần tra, và cảnh sát tìm thấy một thiết bị lạ.
Vụ việc hy hữu liên quan tới một chiếc xe Tesla ở chế độ Autopilot trên đường cao tốc Autobahn, hôm 29/12/2022.
Cảnh sát giao thông thị trấn Bamberg, bang Bavaria, trên chiếc xe tuần tra đang chạy trên đường Autobahn A70 thì nhận thấy tài xế của chiếc Tesla ngủ phía sau vô-lăng. Mẫu xe điện chạy theo hướng từ Bamberg đi Bayreuth, một thị trấn khác cùng bang. Khoảng cách giữa hai nơi khoảng 65 km.
Đó là khoảng 12h trưa, và cảnh sát muốn dừng xe để kiểm tra. Nhưng tài xế xe Tesla không phản ứng gì trước đèn báo dừng và loạt còi từ xe cảnh sát, theo Polizei Bayern.
Cảnh sát cũng nhận thấy, chiếc Tesla duy trì khoảng cách chính xác với xe tuần tra, với tốc độ không đổi 110 km/h.
Khi chạy đến gần hơn, cảnh sát thấy rõ tài xế xe Tesla đang tựa hẳn vào lưng ghế đã ngã, nhắm mắt, cả hai tay đều không đặt trên vô-lăng. Điều đó có nghĩa chế độ lái bán tự động Autopilot đã được kích hoạt.
Xe tuần tra tiếp tục theo chiếc Tesla trong khoảng 15 phút đến khi người đàn ông kia tỉnh dậy và làm theo hướng dẫn rồi dừng xe.
Hiện cảnh sát chưa công bố danh tích và ảnh, video tình huống vi phạm.
Sau khi bước xuống, tài xế cho thấy “sự bất thường của người có sử dụng chất kích thích”. Ngoài ra, cảnh sát còn tìm thấy một thiết bị đánh lừa hệ thống, vốn được một số tài xế gắn lên vô-lăng, khiến chiếc xe “nghĩ” rằng tài xế vẫn đang đặt tay trên vô-lăng khi chế độ lái bán tự động được kích hoạt.
Thiết bị nêu trên vốn gây nhiều tranh cãi và được cho là rất nguy hiểm. Trong trường hợp đặc biệt, nếu chế độ Autopilot không được kích hoạt, xe có thể gây tai nạn khi tài xế ngủ gật. Khi đó, chính người sử dụng thiết bị cũng đối mặt những nguy cơ khôn lường.
Hiện tài xế chiếc Tesla đang bị điều tra, hành vi gây nguy hiểm tới giao thông – một tội hình sự ở Đức. Người đàn ông này sẽ không thể lái xe cho đến khi có quyết định cuối cùng.
Cảnh sát cho biết người đàn ông 45 tuổi trong chiếc Tesla “có biểu hiện bất thường điển hình về sử dụng ma túy”.
Lực lượng chức năng sau đó cũng tìm thấy một thiết bị trợ lái (Steering wheel support) ở chỗ để chân. Điều này giải thích vì sao chế độ tự lái Autopilot vẫn hoạt động kể cả khi tay người lái không đặt trên vô lăng.
Được biết, thiết bị trợ lái là một sản phẩm hậu mãi được bán bởi các bên thứ ba nhằm kết nối với vô lăng và khiến xe nghĩ rằng tài xế vẫn đang đặt trên vô lăng.
Đây không phải lần đầu tiên mà tài xế của một chiếc Tesla nằm ngủ và bỏ mặc xe tự lái. Đã có những trường hợp tương tự xảy ra ở Mỹ, Canada hay Trung Quốc. Và cũng có những tai nạn chết người liên quan tới xe Tesla chạy ở chế độ Autopilot.
Ở thị trường Mỹ, Tesla cũng đang phải đối mặt với một số vụ kiện về các vụ tai nạn liên quan đến hệ thống lái xe tự động Autopilot.
Thậm chí Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi động một cuộc điều tra bí mật sau hơn một chục vụ tai nạn liên quan đến hệ thống hỗ trợ lái xe Autopilot của Tesla, theo nguồn tin riêng của Reuters.
Tesla bị cấm dùng từ ‘tự lái’ khi quảng cáo xe
MỸLuật của bang California khiến hãng xe nội địa không được phép giới thiệu sản phẩm kèm cụm từ “tự lái”.
Một luật mới ở bang California có hiệu lực từ đầu 2023 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Tesla cũng như các nhà sản xuất ôtô khác khi họ bị cấm quảng bá xe của mình là “tự lái” hay “tự lái hoàn toàn”.
Theo đó, dự luật số 1398 nêu rằng, các hãng sản xuất cũng như các đại lý ôtô phải cung cấp cho khách hàng một “miêu tả rõ ràng” về tính năng cũng như các hạn chế của hệ thống hỗ trợ tài xế bán tự động.
Dự luật cấm một hãng xe hay một đại lý gọi tên gây nhầm lẫn, hướng theo cách hiểu sai khi giới thiệu những tính năng này. Dự luật được thống đốc bang California ký hồi tháng 9 và sẽ có hiệu lực ngay từ 1/1/2023.
Thực tế, Tesla nhận rằng xe của hãng có tính năng “tự lái hoàn toàn” (Full Self-Driving – FSD) nhưng chưa từng chứng minh được xe Tesla có thể hoàn toàn vận hành một cách an toàn mà không có sự hỗ trợ của tài xế.
Thậm chí, Tesla còn liên quan đến nhiều trường hợp kiện tụng cũng như các cuộc điều tra về hệ thống hỗ trợ tài xế tiên tiến. Lúc này, hãng đang là nhân vật chính của cuộc điều tra do Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện, đối với tính năng Autopilot.
Tesla cũng bán tính năng FSD như một tùy chọn bổ sung, với giá 15.000 USD, hoặc thanh toán theo tháng là 199 USD. Nhưng website của hãng cũng chỉ ra rằng, những tính năng này yêu cầu “sự giám sát chủ động của tài xế và không để xe tự lái”.
Luật mới sẽ thúc đẩy các hãng sản xuất hoặc các đại lý đảm bảo rằng khách hàng biết và hiểu về các tính năng của công nghệ tự lái mà họ đang bỏ tiền ra mua, cũng như khả năng và hạn chế của những công nghệ này.
Luật không chỉ có hiệu lực với việc bán xe, mà mọi việc nâng cấp tính năng cũng như nâng cấp xe nhằm ngăn ngừa “sự nhầm lẫn của tài xế”.
Công nghệ tự lái, hay ôtô tự lái, là một chiếc xe có khả năng tự vận hành hoàn toàn mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Trong khi đó, Autopilot của Tesla được xếp vào công nghệ hỗ trợ tự lái cấp độ 2 trong thang 5 cấp độ (1-5).
Các cấp độ 1-3 tài xế vẫn phải can thiệp, cấp độ 4 gần như tự lái hoàn toàn và cấp độ 5 là cao nhất, tài xế không cần quan tâm tới xe.
Hiện ngành công nghiệp ôtô thế giới mới chỉ áp dụng thương mại ở cấp độ 2 và hướng tới cấp độ 3, những cấp độ cao hơn vẫn chỉ thử nghiệm.
Xem thêm bài liên quan
- Tesla của Elon Musk lại tiếp tục đón tin không vui khi triệu hồi 1,6 triệu xe điện tại Trung Quốc do lỗi phần mềm tự lái và lỗi khóa cửa xe
- Đã đủ tuổi học lớp 8 nhưng 80.000 xe Kia Sorento vẫn bị thông báo triệu hồi vì nguy cơ bị “bà hỏa” hỏi thăm
- Đang phát triển thần tốc tại thị trường xứ cờ hoa, báo Mỹ gọi VinFast là đối thủ của Tesla khi hướng đi mới của hãng xe Việt được đánh giá cao