Tự bỏ tiền túi ra mua ô tô điện nhưng việc có thể lái nó hay không lại do một người khác quyết định là câu chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng lại có thật tại Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây, câu chuyện về chiếc ô tô điện bị chính hãng xe “khóa” do không thay pin đúng hạn của một chủ xe tại Quảng Châu, Trung Quốc đã thu hút được sự chú ý của nhiều người.
“Sẽ ra sao nếu bạn mua một chiếc ô tô điện bằng tiền của mình, nhưng việc có thể lái nó hay không lại do người khác quyết định?”. Câu hỏi trên xuất phát từ một bài viết nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội của Trung Quốc.
Trong bài chia sẻ này, chủ nhân của chiếc xe GAC Aion S tại Quảng Châu cho biết, ô tô của anh ta thực sự đã bị nhà sản xuất “khóa”.
Theo lời kể của chủ xe, anh đã mua chiếc ô tô điện GAC Aion S và mới chỉ chạy được chưa tới 30.000 km.
Tuy nhiên, cách đây ít ngày, đại lý ô tô nơi anh mua xe đã liên hệ và yêu cầu anh đến thay pin cho chiếc GAC Aion S. Vì một vài lí do cá nhân và thấy xe vẫn đang sử dụng bình thường nên anh đã không đến đại lý để thay pin theo như yêu cầu.
Kết quả là chiếc GAC Aion S đã bị khóa. Cụ thể hơn, chiếc xe vẫn đóng mở cửa được bình thường nhưng chủ xe không thể khởi động được. Khi khởi động xe theo cách thông thường, ở bảng đồng hồ trung tâm hiển thị dòng chữ “Chức năng khởi động đã bị vô hiệu hóa”.
Cảm thấy khó hiểu về điều này, anh đã ngay lập tức liên hệ với phía đại lý và nhận được câu trả lời rằng “pin xe bị lỗi nên hãng đã tạm thời khóa”.
Khi chủ xe tỏ ý không đồng tình với lời giải thích này, nhân viên đại lý yêu cầu anh kéo xe đến tận nơi để kiểm tra.
Không còn cách nào khác, anh buộc phải làm theo. Quá bức xúc, anh đã đưa câu chuyện của mình lên mạng xã hội trong khi phía GAC Aian vẫn chưa lên tiếng phản hồi về vấn đề này.
Bên dưới bài đăng của chủ xe GAC Aion S, nhiều người tỏ ra khá bất bình với cách làm việc của đại lý.
Đối với vấn đề trên, hãng xe GAC chưa đưa ra thông báo chính thức.
Nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi để làm sáng tỏ. Đầu tiên, bảng đồng hồ của chiếc xe cho thấy nó còn khá mới, quãng đường đã di chuyển (ODO) chưa tới 30.000 km và mức pin vẫn còn hơn 300 km.
Vậy tại sao một chiếc xe gần như mới, chạy chưa đến 3 vạn km, lại phải ra đại lý để thay pin? Nếu có lỗi tại sao không thu hồi hàng loạt theo quy trình chuẩn của hãng mà lại gọi điện riêng cho từng chủ sở hữu?
Ngoài ra cũng có nhiều người đặt câu hỏi rằng nếu khách hàng từ chối thay pin, liệu nhà sản xuất có thể khóa xe của khách hàng từ xa? Ai đã cho hãng xe có quyền như vậy?
Nếu sau này tiếp tục xảy ra những tình huống tương tự, chỉ cần khách hàng “từ chối” yêu cầu của đại lý, nhà sản xuất sẽ khóa xe từ xa. Vậy sau này ai dám mua xe nữa?
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao một chiếc xe điện với số ODO chưa tới 30.000 km lại phải thay pin. Ngoài ra, “nếu như pin xe có lỗi, tại sao hãng xe không tiến hành thu hồi hàng loạt theo quy trình mà lại phải gọi điện riêng cho từng chủ xe?”, một tài khoản thắc mắc.
Chưa kể, theo họ, hãng xe cũng không được quyền tự ý khóa xe của khách hàng từ xa khi họ từ chối thay pin.
Aion là một thương hiệu xe điện mới được thành lập trong năm 2017, thuộc sở hữu bởi GAC Aion New Energy Automobile, một công ty con của GAC Group.
Mẫu sedan GAC Aion S ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm ô tô Quảng Châu 2018 và từng được xem là “mối nguy” của Tesla Model 3. Mẫu xe này có thiết kế đậm chất khí động học với nhiều công nghệ hiện đại.
Mẫu xe điện này được khoác lên mình bộ cánh khí động học với hệ số lực cản chỉ 0,245 – tương đương với Model 3.
Bên cạnh tính năng khí động học tiên tiến, Aion S còn sở hữu kiểu dáng khá truyền thống với bộ lưới tản nhiệt dạng mảnh, hai bên là các cụm đèn LED hiện đại.
Bên dưới là các hốc hút gió góc cạnh có kích cỡ khá lớn, góp phần tạo nên vẻ dữ dằn cho chiếc xe.
Tiến về phía sau, có thể nhận thấy Aion được trang bị hệ thống mui cửa sổ trời sunroof cùng bộ vành khá kiểu cách, trẻ trung.
Đuôi xe cũng được tích hợp hệ thống đèn chiếu sáng công nghệ LED. Tuy thông tin được hé lộ là không nhiều nhưng GAC Motors đã xác nhận rằng mẫu EV của hãng này còn được trang bị hệ thống ổn định thân xe do Bosch cung cấp, cùng với đó là công nghệ bán tự lái Level 2.
Để đạt được cấp độ tự lái nêu trên, Aion S sẽ được tích hợp các hệ thống trợ lái như hỗ trợ đỗ xe, hỗ trợ hành trình hay hỗ trợ giao lộ.
Về mặt thông số kỹ thuật, Aion S có trang bị một mô tơ điện với công suất 204 mã lực và 350 Nm mô-men xoắn cực đại, biến nó trở thành mẫu xe Aion mạnh nhất cho tới lúc này. Để so sánh, bản Aion S chỉ có 184 mã lực và 300 Nm mô-men xoắn cực đại mà thôi.
Mô tơ điện được ghép với một cụm pin 62 kWh, đủ cung cấp khoảng cách di chuyển 510 km theo chu kỳ NEDC. Kích thước của S Plus là dài 4.810 mm, rộng 1.880 mm, cao 1.515 mm, và trục cơ sở dài 2.750 mm.
GAC Aion S có nội thất hiện đại, lắp đặt màn hình cảm ứng, cửa sổ trời lớn. Ngoài mô tơ điện công suất mạnh hơn, Aion S còn được lắp hệ thống hỗ trợ lái tự động ADiGO 3.0, bao gồm chức năng đỗ xe và triệu hồi xe từ xa.
Hơn nữa, mẫu sedan điện đẹp dáng này cũng được kết nối internet vĩnh cửu thông qua kết nối 5G tối tân.
Theo hãng xe, GAC Aion S sở hữu hiệu năng như xe Tesla nhưng lại có mức giá rẻ hơn. Hiện tại, GAC Aion S đang được phân phối với mức giá khởi điểm từ 146.800 nhân dân tệ (khoảng 22.600 USD) tại thị trường Trung Quốc.
Chưa rõ tham vọng của thương hiệu xe điện Trung Quốc sẽ đi xe tới đâu nhưng GAC Motors đã không ngần ngại công khai kế hoạch đưa Aion S tiến đánh thẳng vào thị trường Mỹ.
Tất nhiên, thành công hay thất bại của sản phẩm này tại Mỹ là điều không thể nói trước, nhưng có thể chắc chắn rằng thử thách được đặt ra là không hề nhỏ.
Bởi lẽ, Model 3 và Model S hiện đã phủ gần như kín hoàn toàn thị trường sedan chạy điện tại đây, từ phân khúc cao cấp cho tới giá mềm, trong khi chất lượng thì đã được kiểm chứng và đang tạo nên những cơn sốt chưa từng có.
Tham Khảo: Vietnamnet, Dân trí
Xem thêm bài liên quan
- Ô tô điện Trung Quốc đang dùng bình thường bỗng bị hãng “vô hiệu hóa” từ xa, không thể khởi động
- Ô tô điện đến từ Trung Quốc đứng trước khả năng bị cấm nhập khẩu vào thị trường Mỹ, và đây là nguyên nhân?
- Các ông lớn xe điện thế giới đối diện nguy cơ thua lỗ do nhu cầu thị trường giảm dần, VinFast có bị ảnh hưởng?