Toàn bộ đội hình của thương hiệu xe sang Jaguar Land Rover đã được sắp xếp lại với nhận diện tập đoàn Anh Quốc cũng có sự thay đổi lớn.
Vào ngày 1/6 vừa qua, Jaguar Land Rover đã chính thức đổi tên thành… tên viết tắt của họ trước đây là JLR.
Ngoài thay đổi về tên gọi, cấu trúc bộ máy vận hành bên dưới của tập đoàn Anh Quốc cũng có sự thay đổi rất lớn theo chiến lược có tên Reimagine đã được hãng công bố vào giữa tháng 4.
Đầu tiên, toàn bộ cơ sở sản xuất của JLR đang được nâng cấp hoặc làm lại toàn bộ để phục vụ tương lai kinh doanh xe điện làm chủ đạo và họ đang cố gắng đẩy tiến độ chuyển hóa sang xe điện nhanh nhất có thể.

Kỷ nguyên xe điện của JLR sẽ bắt đầu vào 2025 – thời điểm khung gầm mới có tên ELR ra mắt thông qua Range Rover thuần điện.
Đồng thời điểm đó, Jaguar sẽ chào sân khung gầm điện của riêng mình có tên JEA cho 3 mẫu xe hoàn toàn mới, trong đó có một xe “mạnh nhất lịch sử” nằm ở phân khúc GT 4 cửa.

Tiếp đến, 3 dòng xe của Land Rover trước đây sẽ được nâng tầm thành thương hiệu riêng (ngang hàng Jaguar), đó là Range Rover, Defender và Discovery. Tuy nhiên, chúng không dùng huy hiệu riêng mà vẫn dùng chung logo Land Rover.
Việc tách những mẫu xe này thành thương hiệu con giúp việc quản lý, thay đổi và phát triển sản phẩm xảy ra độc lập và nhanh chóng hơn.

Mục tiêu mà JLR đặt ra là chuyển hóa thành tập đoàn xe điện 100% từ 2030. Để làm được điều này, họ sẽ ra mắt nền tảng khung gầm dành riêng cho xe điện mới có tên ELR sử dụng cho mọi xe mới khởi đầu từ Range Rover (2025).
3 mẫu xe điện Jaguar trong đó xe tiên phong nằm ở phân khúc grand tourer 4 cửa hiệu suất cao cũng sẽ chào sân trong cùng giai đoạn.
Khung gầm MLA hiện tại của JLR sẽ được giữ lại trong thập kỷ này để phục vụ các dòng xe hybrid/xăng truyền thống nhưng sẽ biến mất dần từ 2030 trở đi.
Các cơ sở sản xuất của JLR tại Anh quốc sẽ được nâng cấp hoặc mở rộng để chuyển đổi sang sản xuất xe điện.
Tổng cộng công đoạn “thay máu” sẽ tiêu tốn của tập đoàn Anh sẽ tiêu tốn của họ 18,6 tỷ USD trong 5 năm tới.
Hãng xe rẻ nhất thế giới đòi nước Anh trả 600 triệu USD ‘chuộc’ Jaguar Land Rover
Công ty mẹ của Jaguar Land Rover, Tata, đưa tối hậu thư cho Chính phủ Anh: Hoặc “trả” hơn nửa tỉ bảng Anh (khoảng 600 triệu USD) dưới danh nghĩa viện trợ nhà nước để giúp xây dựng nhà máy sản xuất pin mới, hoặc họ sẽ đầu tư vào Tây Ban Nha.

Theo Financial Times, các giám đốc điều hành của Tata – hãng xe Ấn Độ nổi tiếng với những mẫu ô tô rẻ nhất thế giới – đã cho Chính phủ Anh vài tuần để suy nghĩ và “đóng dấu” quyết định.
Gói hỗ trợ mà Tata yêu cầu bao gồm “các khoản tài trợ và các gói hỗ trợ như chi phí năng lượng và tài trợ nghiên cứu”.
Khả năng cao Chính phủ Anh sẽ đồng ý với yêu sách trên, vì một lý do căn bản: Jaguar Land Rover, công ty giờ nằm dưới trướng của Tata, là nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước này, và chỉ mới bắt đầu có lãi trong thời gian gần đây. Mất nhà máy nghĩa là mất hàng nghìn việc làm sẽ có và đang có.
Tata cũng hiểu rất rõ những khó khăn của Vương quốc Anh khi chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện.
Nếu không có nhà máy sản xuất pin này, thiệt hại khủng khiếp không chỉ đến với ngành công nghiệp ô tô của nước Anh mà còn ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của Anh trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Một quan chức Chính phủ Anh giấu tên nói với Financial Times: “Chúng tôi đang cố gắng hợp tác. Các cuộc đàm phán đi đến đâu phụ thuộc vào việc có thể chốt số tiền cuối cùng hay không. Đây là một khoảng thời gian cực kỳ khó khăn với chính phủ”.
Cũng theo tờ báo, Tata đang xem xét hợp tác với nhà sản xuất pin Envision của Trung Quốc.
Công ty này sẽ xây dựng và điều hành nhà máy mới, cung cấp pin cho xe điện sắp ra mắt của Jaguar Land Rover.
Dự kiến, Land Rover Defender và một dòng xe Jaguar thuần điện sẽ ra mắt vào năm 2025.

Nếu thông tin trên là đúng, trong ván bài thương lượng này, Tata đang ở cửa trên, theo trang Carbuzz.
So với các quốc gia khác ở châu Âu và Bắc Mỹ, Vương quốc Anh khá chật vật trong việc thu hút đầu tư vào công nghiệp ô tô.
Sản xuất ô tô ở Anh đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1950. Năm ngoái, họ còn để mất nhà máy Honda ở Swindon, nơi từng chế tạo Civic hatchback và Type R.
Chính phủ Vương quốc Anh đã tung ra chính sách thu hút các nhà sản xuất xe điện với giá trị khoảng 850 triệu bảng.
Trong đó, 100 triệu bảng cho Nissan đầu tư liên quan đến xe điện tại cơ sở ở Sunderland, 30 triệu bảng cho Stellantis để chế tạo bán tải điện ở cảng Ellesmere.
Xem thêm bài liên quan
- Trung Quốc kiện Mỹ, đòi công bằng cho xe điện: Hãng xe Việt Nam VinFast có thể sẽ được hưởng lợi “ké”?
- Hyundai Santa Fe 2024 ra mắt thị trường sát vách Việt Nam: Thiết kế khác biệt hoàn toàn, sẽ rất “hot” nếu về nước
- Hết “nghĩa địa” dành cho xe đạp, xe sang thậm chí cả siêu xe, Trung Quốc giờ có thêm “nghĩa địa xe điện”