Một Nghiên cứu mới đây cho thấy công nghệ hiện đại trên xe điện thường xảy ra lỗi nhiều hơn xe sử dụng động cơ đốt trong.
Cách đây ít ngày, đơn vị chuyên nghiên cứu và khảo sát người tiêu dùng ngành xe – J.D. Power – đã công bố kết quả nghiên cứu cho năm 2023 về Chỉ số Trải nghiệm Công nghệ (Tech Experience Index – TXI) trên ô tô tại Mỹ .
Nghiên cứu tập trung vào trải nghiệm của người dùng với các công nghệ hiện đại mới xuất hiện trên ô tô; nghiên cứu cũng được coi là công cụ đo lường các vấn đề mà người dùng gặp phải.
Nghiên cứu công bố vào thứ 5 tuần trước (24/8) cho thấy cùng một công nghệ, người dùng xe xăng gặp nhiều vấn đề hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong (gọi tắt là xe xăng ).
Trong số 21 tính năng hiện đại xuất hiện trên cả xe điện lẫn xe xăng, chỉ số lỗi trên 100 chiếc xe (Problems per 100 vehicles – PP100) của 17 tính năng trên xe điện (không bao gồm xe của Tesla) cao hơn so với các công nghệ tương tự trên xe xăng.
Các tính năng như hỗ trợ đỗ xe từ xa (27,4 PP100 với xe điện, 10,7 PP100 với xe xăng) và điều khiển bằng cử chỉ (49,6 PP100 với xe điện, 31,2 PP100 với xe xăng) là hai trong số những tính năng ghi nhận nhiều khác biệt nhất so với các phiên bản trên xe xăng.
Dưới đây là một số điều quan trọng mà nghiên cứu đã phát hiện ra:
• Nhiều công nghệ và nhiều lỗi: Các nhà sản xuất mới (gồm Tesla, Rivian, Lucid và Polestar) đang gây ấn tượng mạnh khi ra mắt thị trường Mỹ với những công nghệ tân tiến mà sản phẩm của họ có.
Hầu hết các tính năng mới của các hãng xe này đều có chỉ số về sáng tạo công nghệ vượt qua các nhà sản xuất truyền thống và vượt ngưỡng trung bình. Các hãng xe mới thường có nhiều công nghệ và nhiều sáng tạo đổi mới, nhưng điều đó lại không đồng nghĩa với trải nghiệm không lỗi lầm.
Chỉ số trung bình về lỗi trên các công nghệ tiên tiến của các nhà sản xuất mới (trừ Polestar) đều có mức vượt trung bình và nằm ở nhóm cao trong toàn ngành xe.
• Công nghệ sinh trắc học không hữu ích: Về độ chính xác, các tính năng sinh trắc học giám sát hành vi người lái (giám sát chuyển động mắt) có ít vấn đề hơn so với công nghệ nhận diện đặc điểm người lái (nhận diện khuôn mặt), nhưng lại phiền phức hơn.
Chủ xe thấy rằng công nghệ sinh trắc học ở bất kể loại nào đều không hữu ích. Dù ngày càng nhiều xe ứng dụng, công nghệ sinh trắc học ít được người dùng mong muốn hơn so với các công nghệ khác khi nói về một chiếc xe trong tương lai.
• Công nghệ nhận diện xe khi sạc: Dù các công nghệ mới trên xe thuần điện thường mang đến nhiều phiền toái, nhưng công nghệ nhận diện xe khi sạc tiết kiệm cho người dùng nhiều thời gian.
Với công nghệ này, khi người dùng cắm sạc cho xe tại trụ sạc công cộng, quá trình xác định mẫu xe, xác thực và bắt đầu sạc một cách tự động; kèm theo đó là thanh toán tự động khi sạc xong.
Có gần 72% người dùng muốn công nghệ này có mặt trên mẫu xe tiếp theo. Với chỉ số lỗi 6 PP100 và chỉ số hài lòng đạt 8,89/10, các nhà sản xuất dường như đã phát triển tốt công nghệ này; nhiều chủ xe đồng tình cho rằng đây là tính năng họ rất thích.
• Giảm sử dụng công nghệ trợ lái nâng cao ADAS: Bên cạnh một số chủ xe nói rằng họ thường xuyên sử dụng một công nghệ nhất định liên tục, tần suất sử dụng nhiều tính năng an toàn và trợ lái nâng cao (ADAS) đã giảm so với kết quả năm 2022, dễ thấy nhất là công nghệ phanh khẩn cấp (giảm 4%) hay đánh lái khẩn cấp (giảm 3%).
Mặc dù tần suất sử dụng vẫn ở mức cao, nhưng mức giảm nhỏ này lại là một dấu hiệu đáng lo mà các nhà sản xuất cần cố gắng mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng để khách hàng duy trì lòng tin và tính hữu dụng của tính năng.
Theo kết quả khảo sát của J.D Power cho thấy Genesis với 656 trên thang 1000 điểm là hãng xe có tổng điểm cao nhất và cũng là thương hiệu hạng sang có điểm cao nhất xét về công nghệ đổi mới. Xếp sau Genesis trong xếp hạng xe hạng sang, Cadillac và Lexus là 2 thương hiệu cùng xếp thứ 2 với 533 điểm.
Với các thương hiệu phổ thông, Hyundai là thương hiệu xếp hạng cao nhất với 547 điểm. KIA xếp thứ 2 với 528 điểm và GMC xếp thứ 3 với 505 điểm.
Theo Phụ Nữ Mới
CEO VinFast “khoe” lợi thế của xe điện Việt Nam trên đất Mỹ: Tiếp cận 73.000 cổng sạc, đủ khả năng “đánh đông dẹp bắc”?
Theo tiết lộ của CEO VinFast bà Lê Thị Thu Thủy, hãng xe điện VinFast có thể kết nối với hơn 73.000 cổng sạc trên đất Mỹ. Đây sẽ là một lợi thế không nhỏ của hãng xe điện Việt Nam tại thị trường khó tính này.
Vào ngày 22/08 vừa qua, trong chương trình “First Move with Julia Chatterley” của CNN, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy đã có một cuộc trò chuyện kéo dài 11 phút.
Khi được hỏi về những khó khăn mà hãng đang phải đối mặt như giá hoặc hệ thống trạm sạc, bà Thủy khẳng định: “Hệ thống trạm sạc của Mỹ tới nay đã và đang phát triển rộng rãi. VinFast có thể kết nối với hơn 73.000 cổng sạc tại Mỹ.
Với sự phát triển của hệ thống trạm sạc và hệ thống đối tác hiện có, chúng tôi tự tin đây không phải vấn đề lớn”.
Theo thống kê từ Bộ năng lượng Mỹ, tính đến ngày 23/08, quốc gia này hiện đang có 64.249 trạm sạc với số lượng cổng sạc ước tính đạt khoảng hơn 166.000 cổng.
Nếu con số cổng sạc mà VinFast có thể tiếp cận lên tới hơn 73.000 cổng, đồng nghĩa với việc xe điện của hãng đã tiếp cận gần 1 nửa số cổng sạc hiện có trên đất Mỹ.
VinFast vẫn chưa tiết lộ các kế hoạch cụ thể để tiếp cận hệ thống trạm sạc tại Mỹ. Trước đó, hồi tháng 4/2022, hãng mới chỉ công bố màn hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ sạc Electrify America.
Electrify America cho biết công ty hiện có 822 trạm sạc tại Mỹ (sắp mở thêm 108 trạm mới) với hơn 3.5000 cổng sạc nhanh. Dẫu vậy, đây vẫn là một con số không đáng kể so với lượng cổng sạc mà CEO VinFast mới tiết lộ.
Bởi vậy, rất có thể hãng ô tô điện Việt Nam sẽ gia nhập liên minh NACS (Tiêu chuẩn sạc Bắc Mỹ) do Tesla phát triển. Hiện đã có Ford và GM tham gia.
Theo đó, Tesla sẽ cho phép người dùng xe điện Ford và GM sử dụng toàn bộ hệ thống trạm sạc siêu nhanh (Supercharger) của hãng tại Mỹ.
Tesla hiện đang là công ty có hệ thống trạm sạc lớn thứ hai tại Mỹ với gần 6.000 trạm và 28.000 cổng sạc. Trong số đó, trạm sạc siêu nhanh chiếm 1.600 trạm với 17.000 cổng sạc nhanh.
Tuy nhiên, các xe điện muốn sử dụng hệ thống trạm sạc của Tesla sẽ phải chuyển đổi đầu sạc CCS sang chuẩn sạc NACS. Các chuyên gia cho biết việc chuyển đổi này không gây quá nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, VinFast có thể hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ sạc khác như ChargePoint, EVgo, Greenlots hay Francis Energy.
Hiện tại, hệ thống trạm sạc tại Mỹ cũng đang ngày một phát triển, dự sẽ lên đến 500.000 cổng sạc vào năm 2023.
Ngoài vấn đề trạm sạc, VinFast cũng cần giải “bài toán” doanh số tại thị trường này. Bà Thủy cho biết hãng sẽ áp dụng mô hình hybrid, tức là sử dụng đồng thời hệ thống bán lẻ riêng của thương hiệu cùng với hệ thống của các nhà phân phối.
Theo CEO Lê Thị Thu Thủy, VinFast đã nhận được khoảng 10.000 đơn hàng và VF9 chiếm đến 2/3 trong số đó.
Về năng lực sản xuất, bà Thủy khẳng định nhà máy tại Việt Nam có thể xuất xưởng 300.000 xe/năm và sẽ mở rộng lên đến 950.000 xe/năm.
Ngoài ra, nhà máy tại Mỹ có thể đạt công suất 150.000 xe/năm khi đi vào hoạt động từ năm 2025.
Theo hoinhap.vanhoavaphattrien.vn
Xem thêm bài liên quan
- Truyền thông Ấn Độ: VinFast đang “rục rịch” tìm kiếm địa điểm lý tưởng cho nhà máy xe điện tại thị trường tỷ dân
- Cổ phiếu VFS liên tục “lập đỉnh” mới trên sàn chứng khoán Mỹ mở ra cơ hội gọi vốn cho VinFast
- Tesla của tỷ phú Elon Musk và 15 hãng xe điện đến từ Trung Quốc ký thỏa thuận “đình chiến”, kết thúc một năm đầy bất ổn