Bên cạnh những mẫu siêu xe đắt đỏ, “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên cũng đặc biệt ưa thích những mẫu xe JDM, ví dụ như Nissan GT-R hay Datsun 280ZX. Mới đây, ông Vũ lại tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập của mình chiếc Toyota Starlet đời 1984.
Cùng với Toyota Supra, Mitsubishi Lancer Evolution, Honda S2000 hay Nissan GT-R, Toyota Starlet là một trong những mẫu xe biểu tượng của “văn hóa JDM” tại Nhật Bản. Starlet là mẫu xe ô tô cỡ nhỏ do Toyota sản xuất từ năm 1973 đến năm 1999.
Tại Nhật Bản, nó chỉ dành riêng cho các đại lý Toyota Corolla Store. Đây là chiếc xe subcompact đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cung cấp biến thể hiệu suất cao.
.jpg)
Trong suốt gần 3 thập kỷ, Toyota Starlet được phát triển qua 5 thế hệ. Trong đó, chiếc xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ thuộc thế hệ thứ 3, được sản xuất từ năm 1984 đến 1989.
.jpg)
Chiếc Toyota Starlet này sở hữu số đo dài x rộng x cao lần lượt 3.680 x 1.525 x 1.370 (mm). Kích thước này thậm chí nhỏ hơn Hyundai Grand i10 đời mới. Tuy nhiên, vào những năm 1980, đây là những thông số phổ biến của một mẫu xe phổ thông.
Một đặc trưng khác của dòng xe thế hệ này là bộ gương chiếu hậu nằm trên tai xe gần nắp capo, chứ không nằm ở cột A như xe ngày nay. Mặc dù đã có tuổi đời 40 năm, chiếc JDM này vẫn có nước sơn ngoại thất khá mới, cho thấy xe đã được bảo dưỡng rất kỹ.
.jpg)
Về trang bị vận hành, Toyota Starlet P70 có 3 tùy chọn động cơ, bao gồm xăng 1.0L, xăng 1.3L và dầu 1.3L, dẫn động cầu trước.
.jpg)
Ảnh: Liêm Nguyễn
Bắt gặp “cụ cố” Toyota Celica 1973 – “Xe cơ bắp Nhật” hàng hiếm của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất Sài thành
Toyota Celica của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu ngoại thất hầm hố, mạnh mẽ đầy nam tính, cơ bắp như những chiếc Ford Mustang, Chevrolet Camaro, động cơ I4 dẫn động cầu sau.

Đầu thập niên 1970, trong nỗ lực mở rộng sự hiện diện của mình ở thị trường trọng điểm Mỹ, Toyota tạo ra Celica, mẫu xe hai cửa kiểu dáng cơ bắp, thứ đặc sản vốn chỉ có trên những chiếc xe Mỹ như Chevrolet Camaro, Ford Mustang để chiều lòng dân bản địa. Celica trải qua 7 thế hệ trước khi ngưng sản xuất vào 2006 bởi doanh số thấp.
Celica tại Việt Nam xuất hiện không nhiều. Hầu hết xe có tuổi đời hơn 30 năm và chủ nhân là những người thích sưu tầm hoặc hoài cổ.

Mẫu Celica trong bài viết sản xuất năm 1973 và thuộc thế hệ đầu tiên. Đây là một trong những chiếc xe cổ trong bộ sưu tập hàng trăm chiếc, gồm đa dạng xe sang, siêu xe, xe cổ của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ.
Celica 1973 trong bài đã qua tay vài đời chủ trước khi về với vị doanh nhân nổi tiếng trong ngành cà phê và sưu tập xe tại Việt Nam, mức giá không được tiết lộ. Nhiều chi tiết trên xe dạng nguyên bản, bên cạnh dàn gầm, động cơ, nội thất đã được can thiệp.

Mẫu Celica trong bài giữ thiết kế nguyên bản. Celica được xếp vào hàng những chiếc xe với kiểu dáng liftback 2+2 với phần mái phía sau dốc hơn hatchback. Thiết kế này là sự kết hợp giữa tính linh hoạt của một chiếc hatchback và tính khí động học của sedan, đồng thời dành nhiều không gian nội thất cho hàng ghế sau.

Sử dụng chung nền tảng với mẫu sedan 4 cửa Carina, Celica mang đến không gian rộng rãi cùng cảm giác lái thú vị nhờ dẫn động cầu sau. Từ sau 1985, Celica chuyển sang dẫn động cầu trước và tùy chọn dẫn động 4 bánh.
Celica lần đầu xuất hiện trước công chúng vào tháng 10/1970 tại triển lãm Tokyo Motor Show và được bán ra vào tháng 12 cùng năm.

Chất cơ bắp và nam tính của Celica rất giống Ford Mustang, Dodge Challenger, Chevrolet Camaro. Phần nắp cốp nhô lên như một cánh hướng gió tích hợp.

Bộ mâm của xe là loại đa chấu với phong cách Watanabe với các chấu cong nhẹ. Đây cũng là phong cách đặc trưng trên những mẫu nội địa Nhật JDM (Japanese Domestic Market) cổ điển, điển hình là chiếc Nissan Skyline GT-R “Hakosuka” 1972.

Vô-lăng thay bằng loại ba chấu từ hãng Nardi Torino phong cách xe đua. Các chi tiết bên trong nội thất vẫn được giữ gìn khá kỹ lưỡng dù tuổi đời chiếc xe lên đến 50 năm.

Nội thất của Celica trong bài viết phần lớn đã được ốp bằng vật liệu mới. Ghế bản rộng phù hợp với tạng người phương Tây. Ở giai đoạn thập niên 1970, Celica là một trong những mẫu Toyota gầm thấp đầu tiên mang đến không gian thoải mái cho những người cao 1,8 m.

Động cơ I4 được tinh chỉnh để có thể hoạt động bình thường cho nhu cầu hàng ngày.
Tại Nhật Bản, động cơ I4 trên Celica thuộc dòng T-series, dung tích 1.4-1.6, trong đó phiên bản mạnh nhất có công suất 115 mã lực. Ở Mỹ, Toyota cung cấp cho Celica động cơ 1.9 I4. Đây cũng là loại động cơ được sử dụng trên mẫu sedan Corona cùng thời.

Ở thị trường châu Âu, mẫu xe này lắp máy 1.6 I4. Về sau, Toyota còn cung cấp thêm tùy chọn động cơ I4 R-series, dung tích 2.0-2.2, trong đó phiên bản mạnh nhất có công suất 145 mã lực.
Hộp số trên Toyota Celica 1973 là loại tự động 3 cấp hoặc số sàn 5 cấp. Mẫu xe trong bài sử dụng hộp số tự động, dẫn động cầu sau.
Theo: vnexpress
Rộ tin “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ tậu “bé hạt tiêu” Lotus Elise S2 độc nhất Việt Nam: Độ chơi của Ngài ngày càng chất!
Bên cạnh việc tậu những mẫu siêu xe đắt tiền, chủ tịch Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn có đam mê sưu tầm những mẫu xe lạ và mới đây cái tên Lotus Elise S2 độc nhất Việt Nam đã xuất hiện trong bộ sưu tập của “Ngài”.
Bên cạnh loạt siêu xe đắt tiền, nhiều chiếc xe cổ độc hiếm cũng liên tục về tay ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong thời gian qua. Một số xe thuộc diện hàng hiếm tại Việt Nam như Aston Martin Vantage Roadster, Nissan Datsun 280ZX, Porsche 944, Toyota Corona, Toyota Celica, Ford Pinto,…

Mới đây, doanh nhân ngành cà phê tiếp tục gây chú ý khi mua chiếc Lotus Elise S2 độc nhất Việt Nam. Chiếc xe thể thao này thuộc đời 2005, đưa về nước ta từ năm 2010 thông qua đơn vị nhập khẩu tư nhân. Xe từng thuộc sở hữu của tập đoàn Novaland trước khi “ông lớn” ngành bất động sản gặp khủng hoảng tài chính và thanh lý lại chiếc xe.

Theo một số nguồn tin, “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ phải bỏ ra số tiền không dưới 1,5 tỷ đồng để bổ sung chiếc xe thể thao hàng hiếm vào bộ sưu tập xe được giới chơi xe đồn đoán trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. Cách đây 1 năm, chiếc Elise S2 được một đại gia chơi xe ở Hà Nội rao bán lại với giá khoảng 2 tỷ đồng.

Sau khi về tay chủ mới ở TP.HCM, ngoại thất xe đã “lột xác” với một số chi tiết mới như líp cản trước, líp sườn và cánh gió cỡ lớn ở đuôi xe, làm tăng vẻ thể thao cho xe. Bộ mâm nguyên bản đã độ lên loại mâm đa chấu sơn đen.

Tại Việt Nam, chỉ có một chiếc Lotus Elise S2 đời 2005. Khi về nước vào năm 2010, xe có màu sơn vàng và chủ yếu ở TP HCM. Sau nhiều lần đổi chủ, xe được chủ nhân tại Hà Nội mua lại và sơn lại màu xanh British Racing. Biển số vẫn được giữ nguyên từ ban đầu bởi nhân vật cho rằng đây là biển số đẹp.

Thế hệ thứ hai của Elise được thiết kế lại, phía trước làm hố sâu hơn. Nắp ca-pô có 2 khe thoát gió phóng năng lượng khí động học. Cụm đèn pha kiểu dáng nhện chia đôi đậm chất thiết kế những năm 2005.

Tổng thể, Lotus Elise S2 có chiều dài 3,785 mm,rộng 1,719 mm, cao 1,143 mm và trục cơ sở 2,300 mm, với kích thước xe bé hơn một số mẫu xe cỡ A như Hyundai i10.

Lotus Elise là mẫu xe thể thao hai chỗ sử dụng động cơ và hệ thống sau. Phiên bản mui trần được phát triển từ năm 1994, lần đầu xuất hiện vào năm 1996.

Thiết kế thân xe tôn vinh Chiếc Nhẫn M250 và đây cũng là Chiếc Lotus đầu tiên được tạo hình trên máy tính. Xe rửa sạch lý trí mới tính toán thể thao, nặng 860 kg. Phần mui xe có thể thao tác bằng tay.

Xe sử dụng bộ la-zăng 8 kết thúc, kích thước 16 inch. Cùm phanh sơn lại từ màu đỏ sang màu vàng. Elise S2 được sản xuất trên cùng một dây xích với Opel Speedster và Vauxhall VX220, do đó xe chung nhiều bộ phận bao gồm cả khung ầm ầm.

Nền tảng bùng nổ của Elise S2 vẫn được sử dụng trên mẫu Tesla Roadster hay một trong những chiếc xe nhanh nhất thế giới, Hennessey Venom GT.

Khoang nội thất của Elise S2 tối giản, tập trung vào cảm giác lái thể thao. Không gian cabin khá nhỏ, chủ xe chia sẻ rằng vô-lăng nguyên bản có phần cổ dài, khi ra vào xe đầu gối trang bị, do đó anh thay bằng vô-lăng của NRG Innovations, có cơ chế tháo lắp nhanh hơn ( Vô lăng nhả nhanh).

Bảng đồ cơ học phía sau vô lăng hiển thị vòng tua, tốc độ theo đơn vị đập/h. Toàn bộ da nội thất đều được chủ nhân bọc lại thành màu đen, hai ghế chỉnh cơ, thiết kế ôm người và cảm giác ngồi hướng xe đua.

Elise S2 sử dụng động cơ DOHC 2ZZ-GE 1,8 lít 4 xi-lanh làm từ hợp kim nhôm của Toyota, sản phẩm sinh công hiệu 190 mã lực và mô-men xoắn 181 Nm. Elise S2 có thể đạt tốc độ tối đa 240 km/h thông qua hộp số sàn 6 cấp của Toyota C64.

Hiện tại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sở hữu bộ sưu tập xe đắt giá nhất và nhiều xe nhất Việt Nam. Những siêu xe triệu đô thuộc sở hữu của doanh nhân ngành cà phê này có thể kể đến như McLaren Senna, Bugatti Veyron, Ford GT, Porsche 918 Spyder,…
ảnh: Sưu tầm
Xem thêm bài liên quan
- Toyota Corolla Cross 2024 có giá tại Việt Nam: “Đỉnh cao phong cách” với nhiều thay đổi, có điểm khác bản Thái
- Lô “mẫu xe cứu chủ” Toyota Corolla Cross 2024 đầu tiên đã về Việt Nam: Ra mắt tháng 5 đấu HR-V và CX-30 với giá dự kiến không đổi
- Bắt gặp “cụ cố” Toyota Celica 1973 – “Xe cơ bắp Nhật” hàng hiếm của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất Sài thành