Thông tin Toyota Corolla Cross 2024 sẽ được mở bán vào tháng 5 tới đây đã được lan truyền từ đầu năm nay. Đến nay, những hình ảnh của lô xe Corolla Cross 2024 tại cảng Việt Nam xuất hiện lại càng thêm phần chắc chắn ngày ra mắt của mẫu CUV này không còn xa.
Toyota Corolla Cross 2024 được ra mắt vào ngày 9/2 tại thị trường Thái Lan. Đây là bản nâng cấp đầu tiên sau ba năm bán ra mắt trên toàn cầu của mẫu CUV cỡ B+.
Sau khoảng hơn 2 tuần ra mắt tại xứ sở Chùa Vàng, một số đại lý ở Việt Nam đã thông báo nhận đặt cọc xe nhằm giữ suất nhận xe sớm cho khách hàng.
Vào thời điểm đó, tư vấn bán hàng cũng cho biết giá bán của Toyota Corolla Cross 2024 sẽ không chênh lệch quá nhiều so với phiên bản hiện tại và dự kiến xe sẽ được phân phối với 2 phiên bản: Corolla Cross V máy xăng và Corolla Cross HEV xăng điện.
Toyota Corolla Cross 2024 mặc dù chỉ là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời nhưng được nâng cấp khá nhiều cả về mặt thiết kế, trang bị nội thất và công nghệ.
Về thiết kế, phiên bản nâng cấp của mẫu CUV cỡ B nhà Toyota trẻ trung hơn với phần đầu xe được thiết kế mới. Xe được trang bị cụm đèn pha LED mới với tên gọi Crystalized, tích hợp cả đèn xi nhan tuần tự.
Lưới tản nhiệt trên các phiên bản hybrid dạng không viền có các họa tiết hình tổ ong, khá giống với thiết kế được sử dụng trên dòng SUV hạng sang Lexus RX. Ở phía sau, cụm đèn hậu LED có thiết kế mảnh mai hơn bản cũ.
Bên trong cabin, Toyota Corolla Cross 2024 được bổ sung tùy chọn màu nội thất mới là Dark Rose (đen phối hồng đậm), bên cạnh màu đen tiêu chuẩn. Xe cũng có cửa sổ trời toàn cảnh kết hợp rèm trần đóng/mở tự động bằng nút bấm.
Điểm nhấn ở khu vực mặt táp lô là đồng hồ lái LCD kích thước 12,3 inch và màn hình cảm ứng trung tâm 10,1 inch hỗ trợ Apple CarPlay và Android Auto không dây. Đặc biệt, hai trang bị được khách hàng mong chờ là phanh tay điện tử và giữ phanh tự động đã được hãng bổ sung trên Corolla Cross mới.
Các trang bị đáng chú ý khác bao gồm sạc không dây công suất 15W, cổng USB Type C, đèn viền nội thất, cốp điện và camera hành trình.
Hệ thống tính năng an toàn của Corolla Cross 2024 cũng được nâng cấp với phanh tự động khi đỗ xe, camera toàn cảnh, ga tự động thông minh hoạt động ở mọi dải tốc độ, 8 cảm biến trước/sau.
Động cơ của Corolla Cross 2024 vẫn tương tự phiên bản cũ. Bản tiêu chuẩn được trang bị máy xăng 1.8L 4 xi lanh thẳng hàng cho công suất tối đa 140 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 177 Nm tại 4.000 vòng/phút, hộp số Super CVT-i 7 cấp số ảo.
Trong khi đó, các phiên bản HEV có động cơ hybrid với máy xăng 1.8L và mô- tơ điện cho tổng công suất là 122 mã lực. Đi kèm với đó là hộp số e-CVT và hệ dẫn động cầu trước.
Ảnh: FB / Tuoitrethudo
Chỉ khoảng 3 năm nữa xe điện sẽ rẻ ngang thậm chỉ rẻ hơn xe xăng nhờ phương thức và kỷ thuật sản xuất được cải tiến
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chi phxe xăngí sản xuất ô tô điện sẽ sớm rẻ hơn ô tô sử dụng động cơ đốt trong, giúp cho giá bán của hai dòng xe có thể ngang bằng nhau trong tương lai.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, chỉ trong vòng 3 năm tới, chi phí sản xuất ô tô điện sẽ rẻ hơn so với các xe chạy bằng động cơ đốt trong có cùng kích thước.
Từ đó, giá bán lẻ xe ô tô điện sẽ được kéo xuống ngang bằng, thậm chí có thể rẻ hơn xe động cơ đốt trong vào năm 2027.
Điều này có được là nhờ kỹ thuật và phương pháp sản xuất ngày càng được cải tiến. Trong đó, Gartner lấy công nghệ Gigacasting của Tesla làm ví dụ điển hình.
Về cơ bản, đây là công nghệ tiên tiến cho phép đúc gần như toàn bộ gầm xe điện thành một tấm nguyên khối.
Nhờ đó, nhà sản xuất xe điện sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân công, chi phí và không gian nhà máy, thay thế nhiều robot hàn các bộ phận ô tô lại với nhau bằng một máy duy nhất. Công nghệ này cũng cho phép các hãng rút ngắn vòng đời của dòng sản phẩm, từ đó đưa ra các mẫu mã mới nhanh hơn.
Tuy nhiên theo công ty Gartner, dù công nghệ Gigacasting của Tesla có thể giúp hạ thấp chi phí và thời gian sản xuất nhưng lại khiến chi phí sửa chữa bị đội lên cao.
Bởi lẽ khi nhiều bộ phận được sản xuất thành một khối, khi xảy ra hỏng hóc ở một chi tiết, khả năng phải sửa cả phần khác hoặc tháo dỡ cả xe để tiếp cận được bộ phận bị hỏng là rất cao.
Theo Automotive News, chi phí sửa xe điện trung bình hiện tại là 4.474 USD. Tuy nhiên, các báo cáo của họ lại chỉ ra rằng chủ xe thực tế phải bỏ ra trung bình tới 5.552 USD để sửa phương tiện. Con số này cao hơn 27% so với mặt bằng chung của thị trường.
Công ty Gartner dự đoán rằng đến năm 2027, chi phí sửa chữa trung bình của một “tai nạn nghiêm trọng” liên quan đến thân và pin xe điện sẽ tăng lên 30%.
Thậm chí một số xe bị hỏng nặng có thể sẽ phải bỏ đi bởi chi phí sửa chữa có thể vượt quá giá trị còn lại của xe. Bên cạnh đó, việc chi phí sửa chữa xe điện đắt hơn có thể dẫn đến giá bảo hiểm cũng tăng theo.
Theo: Tienphong
“Anh hàng xóm khó tính” thử nghiệm thành công “taxi bay” điện không người lái đầu tiên trên thế giới
Công ty Công nghệ AutoFlight Thượng Hải, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới với một chiếc “taxi bay” điện trong nỗ lực cách mạng hóa du lịch.
AutoFlight – công ty công nghệ cao của Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải là nhà sản xuất eVTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện).
Vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, công ty này đã thực hiện chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới.
Chiếc máy bay này đã cất cánh lên bầu trời mà không có người lái, khởi hành từ cảng Xà Khẩu Cruise Home ở thành phố Thâm Quyến và đáp tại cảng Cửu Châu ở thành phố Chu Hải, đều thuộc miền Nam Trung Quốc.
Thời gian của chuyến bay chỉ trong vòng 20 phút với quãng đường dài hơn 55 km, trong khi đó nếu di chuyển bằng ô tô thì phải mất tới 3 tiếng.
Chiếc eVTOL được đặt tên là Prosperity (Thịnh Vượng), có phạm vi hoạt động lên đến 250 km, vận tốc tối đa là 200 km/h và có thể chở tối đa 5 người. “Taxi bay” điện hoạt động mà không cần sân bay và đường băng truyền thống.
Điểm đặc biệt của Prosperity là khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như một trực thăng, sau đó sẽ chuyển sang chế độ bay cánh cố định như máy bay truyền thống.
So với trực thăng, Prosperity có những ưu điểm như độ an toàn cao, chi phí hành khách thấp, chi phí bảo trì thấp, không gây nhiều tiếng ồn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.
Nó được vận hành hoàn toàn bằng điện và hành khách có thể đặt chuyến đi một cách thuận tiện thông qua ứng dụng điện thoại, cho phép di chuyển nhanh trong đô thị và liên thành phố.
Tian Yu – Người sáng lập/Giám đốc điều hành và đồng chủ tịch của AutoFlight cho biết, công ty đã có kế hoạch hợp tác với các nhà chức trách địa phương và đối tác quốc tế.
Tham khảo: The Sun
Xem thêm bài liên quan
- Toyota Corolla Cross 2024 có giá tại Việt Nam: “Đỉnh cao phong cách” với nhiều thay đổi, có điểm khác bản Thái
- Cận cảnh “thánh lật” Toyota Fortuner 2024 vừa ra mắt tại Việt Nam, giá chỉ từ 1,055 tỷ, giảm tới 120 triệu so với trước đây
- Mới đầu năm Toyota Việt Nam bất ngờ giảm giá hàng loạt mẫu xe: Raize lần đầu dưới 500 triệu, Yaris Cross từ 650 triệu