Chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” của VinFast đang khiến nhiều người liên tưởng tới cách người dân Hàn Quốc, Nhật Bản từng chung tay làm nên thương hiệu ô tô quốc dân mang tầm cỡ thế giới. Theo các chuyên gia, hơn lúc nào hết, trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt hiện tại, người Việt cần phát huy niềm tự hào dân tộc để thôi thúc, tạo động lực cho các doanh nghiệp dân tộc như VinFast mạnh mẽ tiến ra thế giới.
“Hóa rồng” từ lòng yêu nước và trách nhiệm mỗi người dân
Hơn 60 năm trước, Hàn Quốc là cái tên vô danh trên bản đồ công nghiệp ô tô thế giới. Đất nước Đông Á ngày đó chỉ được biết đến với hanbok, may mặc và có chăng là một vài doanh nghiệp ô tô cố gắng sao chép lại mẫu xe Jeep nổi tiếng.
Khi nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc manh nha khởi phát, thế giới không đặt nhiều niềm tin bởi xứ sở kim chi xuất phát chậm hơn những ông lớn của Mỹ, châu Âu cả trăm năm. Thế nhưng, từ năm 1962, con đường vươn lên của Hàn Quốc đã được nhiều học giả gọi là “thần kỳ”. Hyundai ra đời, sau đó là Pony – chiếc xe đầu tiên do chính người Hàn sản xuất và hàng thập kỷ nỗ lực, vươn lên top 5 thế giới về công nghiệp ô tô
Tuy nhiên, sự thần kỳ không tự dưng đến với người dân xứ sở kim chi. Ô tô Hàn Quốc có sự hậu thuẫn lớn của Chính phủ với những chính sách từng được gọi là “đảo ngược tư duy” khi tập trung mọi nguồn lực cho các tập đoàn trong nước.
Quan trọng hơn cả là tinh thần của hàng triệu người dân Hàn Quốc ngay từ những năm tháng đầu tiên. Như lời khẳng định của một vị lãnh đạo Bộ Văn hóa Hàn Quốc: “Chúng tôi coi việc tiêu thụ hàng do người Hàn sản xuất là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu nước, là trách nhiệm công dân và là cách tốt nhất để vươn lên tự cường”.
Đó cũng là câu chuyện TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng nói khi bàn về sự thành công của nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc và trước đó là Nhật Bản. Theo ông, người dân những nước này đã đồng lòng ủng hộ ô tô nước nhà ngay từ những ngày đầu tiên dù rõ ràng, những chiếc xe giai đoạn đầu không thể sánh bằng các thương hiệu ngoại bởi những giới hạn về công nghệ, sản xuất.
“Sự chung tay, đồng hành của cả dân tộc với các thương hiệu non trẻ trong nước đã trở thành động lực mạnh mẽ đưa công nghiệp ô tô của các nước này từng bước vươn lên tầm thế giới”, TS Trần Đình Thiên tổng kết về chìa khóa thành công của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chung tay vì thương hiệu Việt đẳng cấp thế giới
Soi chiếu từ bài học của Hàn Quốc tới ngành công nghiệp ô tô Việt với cái tên tiên phong là VinFast, giới chuyên gia cũng như rất nhiều người tiêu dùng Việt đều cho rằng, sự chung tay của người dùng là một nhân tố trọng yếu để tạo nên một thương hiệu quốc gia đẳng cấp thế giới.
Một chuyên gia về phát triển thương hiệu đang làm việc tại TP.HCM, chỉ ra thực tế, rất khó để thành công nếu chỉ một mình doanh nghiệp riêng lẻ như VinFast đứng lên xây dựng thương hiệu quốc gia đẳng cấp thế giới.“VinFast dù có tiềm lực tài chính mạnh tới đâu thì cũng không thể thiếu được ngọn nguồn của mọi thương hiệu quốc gia, đó là sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước”, ông nói.
Đó là lý do vị này bày tỏ sự đồng lòng khi mới đây VinFast đã phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” lần 2. Ngoài những giải pháp tài chính thiết thực giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe điện, ông ủng hộ lời kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng thành công một thương hiệu Việt đạt đẳng cấp hàng đầu thế giới – mong muốn trong nhiều năm vẫn chưa thể hiện thực hóa của Việt Nam.
Không ít người dân cũng có cùng sự chia sẻ với VinFast. Viết trên trang cá nhân sau thông tin về chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, một chủ xe VinFast có tên Trần Phan Anh chia sẻ, ngoài yếu tố về giá cả, chi phí, suy nghĩ của anh là muốn góp phần ủng hộ cho ngành công nghiệp nước nhà.
Về lợi ích, người này cho rằng, việc lựa chọn xe điện sẽ tốt cho môi trường các thế hệ sau. “Con cái của mình sau này được sống trong môi trường ít nhiễm tiếng ồn, không khí bớt khói bụi”, anh kỳ vọng.
Ở góc độ kinh tế, TS Trần Đình Thiên cho rằng, lợi ích đem lại sẽ không giới hạn với riêng VinFast hay doanh nghiệp nào mà là “tất cả những gì gắn với hai từ Việt Nam”, đặc biệt là các sản phẩm “Made in Vietnam” trên thị trường quốc tế.
“Xây dựng được thương hiệu Việt có nghĩa là tạo uy tín và lợi thế, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam dễ dàng đến với thế giới, giúp tạo ra giá trị quốc gia, và xa hơn là tăng thêm sự tự hào dân tộc”, TS Thiên nói.
Theo TS Thiên, để đạt được mục tiêu ấy, người Việt phải bắt đầu từ những hành động nhỏ. “Mỗi người phải bắt đầu từ những hành động cụ thể là lựa chọn phương tiện di chuyển xanh, từ đó tạo tác động rộng rãi trong xã hội”, TS Trần Đình Thiên kêu gọi.
Ngày 01/03, VinFast chính thức phát động chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam” lần 2. Theo đó, khách hàng đã mua một trong 3 dòng xe xăng đầu tiên sẽ được tri ân gói bảo dưỡng trị giá 5 triệu đồng đối với các chủ sở hữu xe Lux, 3 triệu đồng đối với xe Fadil trong thời hạn 3 năm và được giảm ngay 5% giá mua xe điện VinFast bất kỳ.
Ngoài ra, toàn bộ khách hàng đều được VinFast áp dụng chính sách hỗ trợ gói ưu đãi mua xe trả góp “3 nhất”: Thời hạn cho vay dài nhất – tối đa lên tới 8 năm; Giá trị vay cao nhất – tới 70% giá xe; Lãi suất hấp dẫn nhất – chỉ 5% trong 2 năm đầu, 8% trong 3 năm tiếp theo và 9,5% trong 3 năm cuối. Tất cả chi phí hỗ trợ lãi suất và rủi ro phát sinh trong suốt 8 năm sẽ do VinFast hỗ trợ, bao gồm cả phần chênh lệch nếu lãi suất thả nổi của ngân hàng cao hơn các mức trên.
Theo: tienphong / VinFast
Gây tiếng vang lớn tại CES 2024, lý do gì khiến VinFast chọn ra mắt VF WILD tại Triển lãm Bangkok Motor Show?
Ở IIMS, hãng xe điện Việt Nam VinFast chủ yếu giới thiệu các mẫu xe phiên bản tay lái nghịch. Trong khi đó, đến BIMS 2024, hãng xe Việt quyết định mang đến mẫu bán tải điện từng gây sốt ở CES 2024. Đây là lần đầu tiên, concept này xuất hiện ở Đông Nam Á.
Tương tự Bangkok International Motor Show (BIMS), Indonesia International Motor Show (IIMS) cũng là một sự kiện hàng đầu về ô tô trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, VinFast chọn IIMS 2024 để trình làng xe tay lái nghịch (Thái Lan cũng đi bên trái như Indonesia), trong khi mang bán tải điện VinFast VF Wild đến BIMS 2024.
BIMS vượt trội IIMS về quy mô
Đều là hai triển lãm quốc tế hàng đầu của hai quốc gia có nền công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á, IIMS vẫn xếp sau BIMS khi nói về quy mô, xét theo lượng khách tham quan.
Năm 2023, BIMS đón 1.620.459 lượt khách tham quan, thu được 45.983 lượt đặt mua xe. Cũng trong năm đó, IIMS đón 562.464 lượt khách. Sau 11 ngày tổ chức, triển lãm bán được 19.200 xe.
Như vậy, so với IIMS, BIMS có quy mô gần gấp 3 xét theo lượng khách tham quan và hơn gấp đôi xét theo lượng xe bán được từ triển lãm. Ngoài ra, khi khủng hoảng kinh tế châu Á ập đến, BIMS vẫn tổ chức thành công thì IIMS đành tiếc nuối tạm dừng ba năm.
Hendra Noor Saleh, giám đốc PT Dyandra Propertindo – đơn vị tổ chức IIMS, từng thừa nhận: “Dyandra vẫn là nhà tổ chức sự kiện lớn nhất ở Indonesia, nhưng chúng tôi vẫn còn nhiều điều phải học hỏi từ BIMS, bao gồm cả dịch vụ tốt để không phải nhận những lời phàn nàn”.
Có vẻ việc học hỏi đang phát huy khá tốt. Khoảng cách giữa BIMS và IIMS đang dần thu hẹp lại. Năm 2013, BIMS đón nhận hơn 1,7 triệu lượt khách trong khi IIMS chỉ gần 320.000 lượt khách. Nhưng mười năm sau, lượng khách của BIMS xoay quanh mức 1,6 triệu thì IIMS đã tăng gần gấp đôi.
Người Thái chuộng bán tải, người Indonesia thích MPV
Một lý do khác VinFast quyết định lựa chọn những mẫu xe khác nhau để giới thiệu tại hai triển lãm có thể nằm ở gu mua xe của từng thị trường.
Ở Đông Nam Á, người Thái Lan chuộng bán tải nhất. Bằng chứng là, hai mẫu xe bán chạy nhất thị trường này năm 2023 là Isuzu D-Max và Toyota Hillux. Một mẫu bán tải khác là Ford Ranger cũng nằm trong top 5 thị trường.
Trước đó, VinFast đã chọn CES 2024, triển lãm được tổ chức ở Mỹ, là sự kiện đầu tiên giới thiệu VF Wild. Mỹ cũng là một đất nước chuộng bán tải, khi 3 mẫu bán chạy nhất thị trường đều là dòng xe này. Từ đó có thể hiểu lý do vì sao VinFast chọn BIMS làm điểm đến tiếp theo của VF Wild.
Trong khi đó, người Indonesia nổi tiếng chuộng MPV. Ba mẫu xe bán chạy nhất thị trường này năm 2023 là Toyota Innova, Avanza và Daihatsu Sigra. Tất cả đều là MPV. Ngoài ra, MPV cũng nằm giữ nhiều vị trí khác trong top 10 có Toyota Cayla, Mitsubishi Xpander, mẫu MPV lai SUV Toyota Rush.
VinFast chưa có mẫu MPV nào. Do đó, việc lựa chọn những mẫu SUV có kích thước phù hợp là lựa chọn hợp lý hơn cả. Việc Honda HR-V nằm trong top 10 bán chạy thị trường cho thấy, người Indonesia cũng rất quan tâm đến những mẫu SUV có kích thước và giá cả phù hợp.
Indonesia là nơi VinFast đặt nhà máy tay lái nghịch
Cả Thái Lan và Indonesia đều sử dụng xe tay lái nghịch. Nhưng Indonesia mới là nơi VinFast chọn đặt nhà máy sản xuất xe tay lái nghịch. Nhà máy này dự kiến vừa phục vụ nhu cầu nội địa, vừa xuất khẩu sang các nước sử dụng vô-lăng bên phải khác, trong đó có Thái Lan.
DetikOto, chuyên trang của trang tin số phổ biến nhất Indonesia, đưa tin nhà sản xuất VinFast dự định xây nhà máy ở Bekasi, Tây Java, Indonesia trong quý đầu tiên của năm 2024. Nhà máy có diện tích khoảng 200 ha, dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2026 với công suất ước tính 30.000-50.000 xe/năm.
Do đó, việc giới thiệu xe tay lái nghịch trước hết ở IIMS 2024 là hoàn toàn dễ hiểu. Trong khi VF Wild xuất hiện ở BIMS 2024 sẽ là phép thử đáng giá mức độ quan tâm của người tiêu dùng Đông Nam Á với một mẫu bán tải điện.
Theo: Đời sống Pháp luật
Xem thêm bài liên quan
- Việt Nam cần bao nhiêu tỉ USD đầu tư hạ tầng xe điện để hướng tới mục tiêu có 3,5 triệu xe vào năm 2040?
- Bạn có thể sở hữu những mẫu xe thuần điện nào tại thị trường Việt Nam? Triển vọng phát triển thế nào trong tương lai?
- Không chịu thua kém xe xăng, loạt xe điện tại Việt Nam giảm sâu dịp đầu năm mới: “Lá cờ Mỹ” Wuling giảm 40 triệu, VinFast cũng “có đáy”