Vừa mới đây, CEO GSM đã đăng thông báo tuyển dụng các tài xế cho dịch vụ xe ôm công nghệ, giao hàng bằng xe máy điện VinFast (GreenBike/GreenExpress).
Trên trang cá nhân của ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc công ty GSM (CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh) – công ty do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập vừa đăng bài thông báo tuyển dụng tài xế cho dịch vụ xe ôm và giao hàng bằng xe điện VinFast:
“Tháng 8 này thị trường xe ôm công nghệ có thêm tân binh mới.
Lĩnh vực gọi xe công nghệ đã không còn xa lạ với đời sống hiện đại, quy mô lĩnh vực này tại Việt Nam ước tính đạt 3 tỷ USD vào năm 2022 và lên đến 5 tỷ USD vào năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng kép là 21%.
Hiện thị trường này tại Việt Nam đang như thế nào?
Sớm nhất có lẽ là Grab với việc gia nhập thị trường gọi xe công nghệ từ 2014. Sau 9 năm, các ứng dụng đặt xe, ứng dụng giao hàng, gọi đồ ăn… nằm trong danh mục không thể thiếu trên màn hình điện thoại của đa số người dân tại các thành phố lớn.
Nhiều cái tên cũng đã đến rồi lại đi như Uber, Fastgo Vato…để lại thị phần hiện được định hình chủ yếu bởi các tay chơi lớn như Grab, Be, Ahamove hay Gojek và trong 5 năm qua việc này hầu như chưa có nhiều thay đổi.
Liệu gọi xe công nghệ bằng xe máy điện có phải là một Game Changer?
Bất kể một ngành nghề nào lâu đời cũng cần có sự thay đổi. Game changer là một thứ gì đó mới, làm thay đổi các quy trình hoặc khái niệm truyền thống và từ đó làm thay đổi thứ tự đã thiết lập. Xe điện chính là nhân tố cần thiết để làm nên chuyện này.
Việc các ứng dụng lớn trên thế giới như Grab, Uber, Gojek, Kakao Mobility, Didi hay Ola đã bắt đầu có sự chuyển mình với các dự án riêng cho xe điện cũng như có lộ trình cho sự chuyển dịch này chính là minh chứng cho câu trả lời trên.
Xanh SM – Tân binh mới trong ngành liệu có phải là một Game Changer?
Việc có thêm xe máy điện trên nền tảng giúp Xanh SM trở thành platform đầu tiên trên thế giới thuần điện 100% với các dịch vụ từ xe ôm, giao hàng, cho thuê, taxi là một lợi thế vì chúng tôi bắt đầu từ đầu và đồng nhất chất lượng từ dịch vụ tới phương tiện thay vì chuyển dịch.
Cùng chào đón một tân bình “Xanh” sắp ra nhập thị trường với một sứ mệnh thúc đẩy cuộc cách mạng xanh cho giao thông sắp len lỏi tới từng cung đường, con phố từ thành thị tới nông thôn trong thời gian sắp tới nhé.
Chào đón các bác tài gia nhập Xanh SM (link dưới comment) nhờ mọi người share giúp link để nhiều bác tài gia nhập hơn nhé: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSco_aBP77bM-snatINyFL0Lwx1dJfAES8Wa5Benax1LOFZFTA/viewform
Xanh SM – Đi xe Xanh như đi xe nhà”.
Trước đó, ông Thanh cho biết Xanh SM sắp ra mắt dịch vụ giao hàng và di chuyển bằng xe máy điện tại Việt Nam, dự kiến chiêu mộ hơn 20.000 tài xế mới để phục vụ khách hàng. Thời gian cụ thể không được đề cập.
Tháng trước, CEO công ty GSM Nguyễn Văn Thanh cũng đăng bài chia sẻ về khả năng mở dịch vụ xe ôm công nghệ bằng xe máy điện.
Theo vị CEO trẻ, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ sở hữu xe máy, ước tính hơn 42 triệu chiếc (bao gồm cả những xe không còn lưu hành). Mỗi năm thị trường Việt Nam lại tiêu thụ thêm 3 triệu xe và phần lớn trong đó là xe máy xăng.
Việc chuyển sang sử dụng xe máy điện sẽ chấm dứt tình trạng xả khói đen, giảm tiếng ồn, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí hơn. Trải nghiệm của khách hàng cũng được nâng cao.
“Vậy, GSM có nên mở dự án xe ôm công nghệ bằng điện 100%?” , CEO Nguyễn Văn Thanh đặt câu hỏi.
Khi đó, dù chưa đưa ra câu trả lời chính thức, CEO GSM vẫn đăng thông báo tuyển dụng vị trí Giám đốc vận hành xe máy điện (GreenBike/GreenExpress).
Theo thông tin trên website của GSM, dịch vụ taxi điện của công ty đã được triển khai tại 9 tỉnh, thành.
Gần đây nhất, những chiếc taxi mang màu xanh Cyan đặc trưng đã có mặt tại Hưng Yên, chỉ một tuần sau khi được ra mắt tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh). Hãng đã đạt cột mốc 1 triệu chuyến đi sau 10 tuần đi vào hoạt động.
Cạnh tranh với Gojek, Grab ra sao?
Soi sang các hãng xe công nghệ khác, mô hình đưa xe máy điện áp dụng vào dịch vụ vận chuyển hành khách/hàng hóa không còn còn là hình thức mới mẻ. Cuối tháng 5 vừa qua, Gojek đã công bố hợp tác với Dat Bike đưa xe máy điện vào phục vụ vận chuyển hành khách.
Cụ thể, Dat Bike cung cấp cho các đối tác tài xế Gojek dòng xe Dat Bike Weaver để thực hiện các dịch vụ chở khách (GoRide), giao đồ ăn (GoFood) và giao hàng (GoSend) tại Việt Nam.
Theo chia sẻ từ Gojek, việc sử dụng xe điện Dat Bike Weaver có thể giúp các đối tác tài xế hạ thấp chi phí nhiên liệu tới hơn 4 lần so với xe xăng, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động, bên cạnh việc góp phần bảo vệ môi trường bằng việc ngưng xả thải.
Về phía Grab, hãng xe công nghệ này chọn Selex Motors để triển khai thử nghiệm giao hàng bằng xe điện tại TP. HCM. Đồng thời, Selex Motors cũng đưa vào hoạt động 24 điểm đổi pin tự động trên toàn thành phố.
Xe điện Selex Camel là dòng xe máy điện phù hợp cho cả chở hàng và chở người. Xe có năng lực chuyên chở gấp 50% khối lượng và thể tích so với các dòng xe khác với phí bảo trì chỉ tương đương 50% so với xe máy và thay vì sạc pin mất 3-8 tiếng thì khách hàng có thể đổi pin đã hết, lấy pin đầy tại các trạm đổi pin của Selex.
Hiện nay vẫn chưa có thêm bất kỳ thông tin nào về thời gian cụ thể và những chính sách ra sao khi đưa xe điện vào hoạt động của GSM. Tuy nhiên đã có nhiều tài xế thử áp dụng sử dụng xe điện VinFast để chạy xe công nghệ và bất ngờ với số tiền tiết kiệm được so với xe chạy bằng xăng.
Cụ thể theo chia sẻ của một tài xế công nghệ sử dụng xe điện VinFast Klara S, anh chia sẻ chi phí mỗi tháng thuê pin là 350.000 đồng và phí sạc khoảng 100 đồng/km. Mỗi ngày, với khoảng 7 km chạy là đủ tiền dành cho thuê pin và sạc pin, còn lại là tiền công và lợi nhuận.
Về đội xe của VinFast, hãng đã cho ra mắt các mẫu xe máy điện tại thị trường Việt và nhận được sự đón nhận tích cực của người dùng với các dòng xe như VinFast Vento, Theon, Klara, Feliz, Evo,…với nhiều mức giá.
Dòng xe điện Evo của hãng nhận được sự quan tâm hơn cả với giá chỉ 22 triệu đồng nhưng có quãng đường di chuyển lên đến hơn 200 km (chưa bao gồm chi phí thuê pin).
Về trạm sạc, VinFast cũng đã xây dựng được trạm sạc phủ khắp Việt Nam để đảm bảo quá trình lưu thông của người dùng. Tính đến cuối năm 2022, số lượng trạm sạc dành cho ô tô và xe máy của VinFast là hơn 3.000 trạm sạc với hơn 150.000 cổng sạc.
Trong đó 493 trạm sạc tại 26 tỉnh thành miền Bắc, 318 trạm sạc tại 19 tỉnh thành phía Trung và 256 trạm sạc tại các tỉnh thành phía Nam.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Phát triển quá nhanh và mạnh mẽ, Xanh SM của bác Vượng đứng thứ 2 thị trường gọi xe Việt Nam chỉ sau 7 tháng ra mắt
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast: GSM kí biên bản hợp tác với ông lớn Gojek của Indonesia
- Không dừng lại ở Việt Nam, Taxi Xanh GSM của ông Phạm Nhật Vượng tuyển dụng CEO cho thị trường ĐNÁ: “Global Startup Game Changer”