Trước khi VinFast ra mắt ô tô điện, thì từ lâu EVN đã tự sản xuất và lắp đặt trạm sạc nhanh cho ô tô điện, vừa được trao giải Make in Viet Nam.
Xe điện đang là xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, để sử dụng xe điện, phải có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trạm sạc để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Đón đầu xu thế, từ năm 2017, Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nghiên cứu và chế tạo trạm sạc cho xe điện.
Đến nay, đơn vị đã lắp đặt trạm sạc cho 13 Công ty Điện lực thành viên và hợp tác thử nghiệm trạm sạc xe điện kết nối hệ thống điện mặt trời với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).
Trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện do EVN sản xuất có các tính năng: Nhiều chế độ sạc, sạc song song 2 vòi cùng một lúc, thiết kế theo hướng module hóa, hỗ trợ tiêu chuẩn sạc khác nhau, kết nối cổng thanh toán VNPay, quản lý mạng lưới trạm sạc và trạng thái hoạt động.
Trạm sạc được nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế về trạm sạc cấp 3 nên có thể đáp ứng các loại ô tô điện trên thế giới.
Thông thường, trạm sạc cho xe điện có ba cấp độ: cấp 1 (điện áp 120 V, một giờ sạc đi được hơn 6 km, thường dùng cho xe chạy bằng điện và xăng), cấp 2 (điện áp 208-240 V, một giờ sạc đi được hơn 26 km). Trạm sạc cấp 3 là chế độ sạc nhanh, với điện áp 600-800V, cho phép xe nạp điện đi 160 km chỉ trong 30 phút.
Trạm sạc của EVN mang dòng điện áp một chiều từ 300-750 V với cường độ tối đa 60 A và công suất đạt 60 kW. Hiệu suất chuyển đổi từ điện lưới sang điện một chiều của trạm lên tới 93%, trong khi hiệu suất chuyển đổi năng lượng ở xe xăng truyền thống khoảng 17-21%.
Được biết, trạm sạc EVN được làm hoàn toàn tại Việt Nam từ khâu gia công như vỏ tủ trạm sạc, phát triển phần mềm, lắp ráp thiết bị, vì vậy giá thành chỉ bằng khoảng 2/3 so với hàng ngoại nhập.
Bên cạnh đó, trạm sạc nhanh ô tô điện của EVN cần rất ít thời gian để thực hiện việc bảo dưỡng/ bảo trì định kỳ, từ đó đảm bảo khả năng hoạt động liên tục cho trạm sạc.
Trong trường hợp cần thực hiện bảo dưỡng/ bảo trì, trạm sạc có thể được mở từ mọi phía, cho phép kỹ thuật viên dễ dàng thay thế các bộ phận; thiết kế dạng mô-đun đảm bảo việc sửa chữa luôn sẵn sàng và nhanh chóng.
EVN mong muốn việc có thể sử dụng kết hợp các loại nguồn cấp điện AC khác nhau (là lưới điện quốc gia hoặc điện mặt trời mái nhà kết hợp điện lưới) sẽ mang lại sự linh hoạt và hiện đại. Trạm sạc nhanh ô tô điện “Make by EVN” đặt dấu ấn cho tương lai của trạm sạc EV tại Việt Nam.
Ngày 8/12/2022 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022.
Tại diễn đàn đã diễn ra Lễ công bố và trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam 2022, trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 2 sản phẩm được công nhận là sản phẩm Make in Viet Nam.
Trạm sạc nhanh của EVN có nhiều chế độ sạc, sạc song song 2 vòi cùng một lúc…
Đó là, sản phẩm công tơ điện tử thông minh đạt Top 10 sản phẩm Make in Viet Nam, hạng mục sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số.
Đây là sản phẩm do đội ngũ kỹ sư EVNCPC tự nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay với 28 chủng loại công tơ điện tử 1 pha, 3 pha, 1 biểu giá, nhiều biểu giá được phát triển.
Các sản phẩm đáp ứng tất cả nhu cầu đo đếm điện năng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với tiêu chuẩn đo lường, hợp chuẩn hợp quy của Việt Nam.
Sản phẩm thứ 2 là trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện. Sản phẩm này đạt Top 10 sản phẩm Make in Viet Nam hạng mục sản phẩm số tiềm năng.
Đây là thành quả của đội ngũ các kỹ sư cán bộ kỹ thuật của EVNCPC nghiên cứu chế tạo.
Đến nay, Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung đã lắp đặt trạm sạc cho 13 Công ty Điện lực thành viên và hợp tác thử nghiệm trạm sạc xe điện kết nối với hệ thống điện mặt trời với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).
Trạm sạc nhanh cho xe ô tô với các tính năng: Nhiều chế độ sạc, sạc song song 2 vòi cùng một lúc, thiết kế theo hướng module hóa, hỗ trợ tiêu chuẩn sạc khác nhau, kết nối cổng thanh toán VNPay, quản lý mạng lưới trạm sạc và trạng thái hoạt động.
Trạm sạc xe điện góp phần giảm chi phí nhiên liệu cho người sử dụng xe ô tô; tiết kiệm chi phí khi mua thiết bị ngoại nhập; giảm ô nhiễm môi trường; tạo cơ sở hạ tầng kích cầu cho việc phát triển xe ô tô điện…
Bên cạnh 2 sản phẩm đã được vinh danh, EVN đã và đang triển khai tích cực thực hiện chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực công tác của toàn Tập đoàn theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng thời cũng góp phần cung cấp dịch vụ điện cho khách hàng và người dân với chất lượng ngày càng hoàn thiện.
Sản phẩm công nghệ số “Make in Viet Nam 2022” là giải thưởng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, được Bộ TT&TT xét và trao tặng hằng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam. Từ đó, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Cụ thể về trạm sạc của EVN, trạm mang dòng điện áp một chiều từ 300-750 V với cường độ tối đa 60 A và công suất đạt 60 kW. Hiệu suất chuyển đổi từ điện lưới sang điện một chiều của trạm lên tới 93%, trong khi hiệu suất chuyển đổi năng lượng ở xe xăng truyền thống khoảng 17-21%.
Trạm sạc được tích hợp bảng hiển thị thông số về tổng lượng pin được nạp và thời gian sạc. Người dùng chỉ cần thao tác chọn bắt đầu quá trình sạc xe. Khi kết thúc, trạm tự động ngắt điện và có thông báo bằng âm thanh.
Tùy vào lưu lượng điện còn lại trong pin xe, trạm sạc có thể cung cấp 80% pin trong 30 phút.
Trạm đảm bảo các tính năng an toàn cho xe và người dùng như ngắt mạch khi quá tải, chống sét, cảnh báo mất điện áp pha và cảm biến cháy nổ. Ngoài ra, mỗi trạm xe được kết nối với phần mềm quản lý giám sát từ xa giúp cập nhật các thông số người dùng để nhanh chóng phát hiện lỗi, sự cố bất thường khi sạc.
Người sạc xe có thể thanh toán bằng hình thức điện tử hoặc tiền mặt, dựa trên số kW điện được nạp. Tuy nhiên, hiện cơ quan quản lý chưa có quy định về giá kW điện nạp cho dòng xe ôtô điện.
Cũng theo giới thiệu, sản phẩm được làm hoàn toàn tại Việt Nam từ khâu gia công như vỏ tủ trạm sạc, phát triển phần mềm, lắp ráp thiết bị, vì vậy giá thành chỉ bằng khoảng 2/3 so với hàng ngoại nhập. 2 trạm sạc cấp 3 tích hợp trong cửa hàng xăng dầu tại thành phố Đà Nẵng đã được vận hành từ tháng 7/2020.
Tham khảo: Báo giao thông, Nhịp sống thị trường