Cước phí cạnh tranh hơn cộng thêm chất lượng dịch vụ tốt hơn và đặc biệt là không tăng giá vào giờ cao điểm hay khi thời tiết xấu là những lợi thế của “xe ôm 5 sao” Xanh SM Bike trước các đối thủ sừng sỏ như Grab hay Gojek khi tăng tốc mở rộng thị phần tại Việt Nam.
Hơn 95% sắc thái thảo luận tích cực và trung lập
Dù mới ra mắt được 2 tháng, từ 14/8 tại Hà Nội và 29/9 tại TP.HCM, Xanh SM Bike đã khuấy đảo thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam khi nhận được sự quan tâm, ủng hộ ngày một lớn của người dùng.
Kết quả đo lường Social Listening của công ty công nghệ dữ liệu Kompa Group vừa công bố cho thấy, chỉ từ ngày 1/8 đến 1/10 đã có 41.010 thảo luận đề cập đến Xanh SM Bike trên khắp các nền tảng mạng xã hội và các trang tin tức, thu được hơn 175.000 lượt tương tác. Trong đó, TikTok và Facebook là 2 kênh tập trung thảo luận chính với 52,79% trên TikTok và 42,45% trên Facebook.
Về sắc thái thảo luận, dữ liệu của Kompa Group chỉ ra rằng, các nội dung tích cực và trung lập chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, lên tới 95,39%. Trong đó, phản ứng tích cực là 20,81%. Cụ thể, 3 chủ đề mà khách hàng của Xanh SM Bike quan tâm nhiều nhất là: giá (chiếm 27,04%), so sánh với các xe ôm công nghệ khác (tỷ lệ 24,62%), chất lượng dịch vụ SM Bike (12,78%).
Từ số liệu này, Kompa Group đánh giá, bên cạnh yếu tố mới mẻ của xe điện thì giá cả và sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ và ưu đãi sẽ là yếu tố nổi lên và được người dùng quan tâm chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu xe ôm công nghệ.
“Trước thị trường cạnh tranh gay gắt giữa nhiều hãng xe ôm công nghệ vốn đã rất phổ biến, Xanh SM Bike – một thương hiệu của người Việt – làm thế nào để thu hút người dùng mới và chuyển đổi người dùng từ các đối thủ?”, Kompa Group đặt vấn đề.
Thực tế, câu hỏi này đã được đặt ra ngay từ khi Xanh SM Bike “tham chiến” lĩnh vực xe ôm công nghệ tại Việt Nam. Xanh SM đã nhanh chóng chứng minh bản lĩnh “non trẻ nhưng không non gan” khi nhanh chóng lập nên kỳ tích 1 triệu khách hàng chỉ sau 1,5 tháng ra mắt.
Đáng nói, cột mốc ấn tượng của Xanh SM Bike đạt được khi dịch vụ này mới chỉ hoạt động tại duy nhất 1 thị trường là Hà Nội. Sẽ không khó để lý giải về bước đi thần tốc này khi “thế lực mới” màu xanh lục lam nắm trong tay những lợi thế vượt trội so với các đối thủ sừng sỏ.
Giá “phải trả” thấp hơn tại đa số thời điểm do không “cõng” thêm phụ phí
Theo công bố của các hãng xe ôm công nghệ, giá khởi hành cho 2km đầu tiên dao động từ 12.500 – 13.800 đồng; từ km thứ 3, giá dao động từ 4.200 – 6.000 đồng.
Nếu chỉ nhìn bảng giá niêm yết này, Xanh SM Bike dường như kém hấp dẫn hơn các đối thủ. Tuy nhiên, khi đặt xe, cước phí thực tế mà khách hàng phải rút ví để trả cho các hãng cũng khác nhau.
Theo các khách hàng có kinh nghiệm, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do công thức tính cước của từng nền tảng là khác nhau. Ngoài ra, các ứng dụng xe công nghệ khác sẽ có thêm các phụ phí, còn đối với Xanh SM Bike giá niêm yết gần như đã là giá cuối cùng.
Xanh SM Bike cố định chi phí theo số km. Cách tính không bao gồm phụ phí của hãng xe màu Cyan được đánh giá là minh bạch hơn, giúp khách hàng biết chính xác chi phí phải bỏ ra cho chuyến đi.
Không tăng giá sốc, chất lượng dịch vụ “5 sao”
Trái ngược với “tính khí thất thường” của các đối thủ chạy xăng, Xanh SM Bike rất được lòng khách hàng khi giá cước tương đối ổn định, ngay cả trong các khung giờ cao điểm.
Với lợi thế của xe điện, tài xế Xanh SM Bike cũng quẳng được gánh lo “chạy nhiều mà thu nhập chẳng bao nhiêu” khi xăng tăng giá. Điều này khiến dịch vụ của Xanh SM không bị gián đoạn do tác động của giá nhiên liệu.
Đặc biệt, xe máy điện vận hành êm ái, không khói thải, không mùi xăng dầu cũng giúp Xanh SM Bike ghi điểm trong mắt người dùng. Cùng với đó, tài xế thái độ thân thiện, lịch sự, tinh thần phục vụ chuyên nghiệp góp phần tạo dựng hình ảnh của dịch vụ vận tải hành khách 5 sao lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Khi đặt lên bàn cân so sánh, rõ ràng, Xanh SM Bike đang sở hữu nhiều lợi thế hơn hẳn các đối thủ. Đó cũng được xem là nền tảng để dịch vụ gọi xe tân binh tiếp tục mở rộng thị trường ra 6 tỉnh, thành ngay trong năm 2023, đồng thời tạo ra sự thay đổi cuộc chơi trong ngành xe ôm công nghệ.
Theo: Tienphong
Mới chạy “lướt” vài nghìn km, nhiều “xe chủ tịch” VinFast VF9 lên sàn xe cũ với giá không ngờ
Nhiều chiếc “xe chủ tịch” VinFast VF9 chạy lướt vài nghìn km gần như còn mới coóng đang được rao bán trên sàn xe cũ, giúp người dùng có những lựa chọn phù hợp.
VinFast VF9 là dòng xe “anh cả” của thương hiệu Việt được định vị trong phân khúc SUV Full-Size. Mẫu xe này được mở bán từ tháng 3/2023 và hiện nay đang có rất nhiều xe cũ trên thị trường với mức giá rẻ hơn nhiều so với lăn bánh thời điểm mua mới.
Đặc biệt, những xe VinFast VF9 có số ODO khá thấp nhưng vẫn được rao bán trên thị trường xe cũ.
Là dòng xe cao cấp, nhưng VinFast VF9 có giá khá thấp bởi người dùng vẫn còn “nghe ngóng” trước khi đầu tư khoản tiền tỷ cho xe điện.
Trên thị trường xe cũ hiện nay, nhiều chiếc VinFast VF9 được người dùng rao bán với số ODO khoảng 2.500 – 10.000km và còn rất mới, thậm chí có xe còn chưa bóc hết nilong.
Những chiếc xe VinFast VF9 được rao bán hiện nay đều thuộc phiên bản Plus 6 ghế cao cấp nhất với mức giá chỉ 1,17 – 1,19 tỷ đồng sau vài nghìn km lăn bánh.
Đối chiếu mức giá trên với giá lăn bánh lúc mua mới khoảng 1,4 tỷ đồng với VinFast VF9 Plus (nếu có Voucher), người dùng đã chấp nhận mức lỗ đến hơn 200 triệu đồng.
Đáng chú ý, với những người không có Voucher mua nhà, giá lăn bánh của VinFast VF9 Plus sẽ lên tới hơn 1,6 tỷ đồng như giá công bố của nhà sản xuất. Như vậy, mức lỗ của VinFast VF9 Plus đã lên tới 400 triệu đồng.
Rõ ràng, mức giá trên là khấu hao khá sâu với mẫu xe chỉ mới lăn bánh như VinFast VF9.
Qua phản ánh của người dùng, VinFast VF9 vẫn còn một số điểm cần khắc phục.
“Xe VinFast VF9 của tôi bị mất kết nối esim, nhưng đến nay 4 tháng rồi vẫn chưa khắc phục được dù xe đã cập nhật lên bản 8.5.5.1. Sau khi cập nhật bản 8.5.5.1, tôi đi từ Nha Trang lúc 10h đến Cà Ná khoảng 130km lúc 12h máy lạnh để 24 độ, gió mức 4 thấy ổn định. Nghỉ ăn trưa đậu xe có mái che mát, ra đi tiếp thì bị lỗi con rùa, khóa xe chờ 3,4,5 phút 3 lần không được phải mở cọc âm, tháo cầu chì mới đi được.”, người dùng Bùi Trung Quang chia sẻ.
Hiện tượng xuất hiện “lỗi con rùa” của các xe điện VinFast là phổ biển khi cả VF e34, VF8 cũng đã bị và người dùng phải tháo cọc âm, cầu chì hoặc ra khỏi xe khoá cửa để vài phút mới có thể nổ máy được. Điều này khiến cho người dùng xe điện VinFast vẫn chưa thể thích nghi dù đã sử dụng 1 thời gian dài.
“Tôi dùng VinFast VF9 được vài tháng và thấy có một số lỗi vặt. Gạt mưa không mượt, nhảy bần bật. Cửa gió điều hoà hàng ghế thứ 2 yếu nên đi trời nắng thì cần thời gian để lạnh đủ”, người dùng Ngô Tiến Hùng nói.
Nhìn chung, VinFast VF9 vẫn chờ nhà sản xuất cập nhật trong những phiên bản nâng cấp tiếp theo.
VinFast VF9 trang bị những gì?
Về kích thước, VinFast VF9 là chiếc xe Full-Size nên có chiều dài x rộng x cao lần lượt là 5.120 x 2.000 x 1.721 (mm). Ngoại hình xe VF9 vạm vỡ với thiết kế hiện đại nhờ hệ thống đèn pha LED Matrix có khả năng thích ứng.
Xe dùng bộ mâm 21 inch với tạo hình bắt mắt và cửa xe dạng ẩn dưới thân để giảm hiệu số cản gió.
Nội thất VinFast VF9 sử dụng màn hình trung 15,4 inch tích hợp hệ thống trợ lý ảo vivi, xe còn nhiều tiện nghi khác như sạc không dây, điều hoà tự động, cửa sổ trời toàn cảnh.
Điểm nhấn của VinFast VF9 Plus đến từ ghế thương gia ở hàng thứ 2 với khả năng chỉnh điện và 5 chế độ massage không xe nào cùng tầm giá có được.
Động cơ điện trên VinFast VF9 sản sinh công suất tối đa 402 mã lực và mô men xoắn cực đại 640 Nm cùng hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian, cho khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 6,5s.
VF 9 có hai phiên bản pin, trong đó bản tiêu chuẩn chạy được quãng đường 485 km, bản nâng cao di chuyển được 680 km cho mỗi lần sạc đầy.
Tính năng an toàn trên VinFast VF9 đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn 5 sao của Euro NCAP, NHTSA và ASEAN NCAP. Xe được trang bị tới 11 túi khí cùng gói công nghệ hỗ trợ lái nâng cao, hỗ trợ di chuyển khi tắc đường, hỗ trợ lái đường cao tốc, tự động chuyển làn, hỗ trợ đỗ xe an toàn phần, triệu tập xe thông minh.
Theo: danviet
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast: GSM kí biên bản hợp tác với ông lớn Gojek của Indonesia
- “BMW của người Việt” VinFast Lux A2.0 đi 2 năm chỉ 1.700km, CĐM: “Hiếm có khó tìm”, nhưng nghe mức giá ai cũng lắc đầu
- Những ưu điểm nào khiến người Việt ngày càng chuộng taxi điện? Lý do gì khiến hàng loạt hãng taxi “quay xe” sử dụng xe điện?