Ngày 22/6/2023, công ty taxi điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố đã thực hiện 1 triệu chuyến đi chỉ sau 10 tuần khai trương. Để đáp lại kỳ vọng và nhu cầu lớn của khách hàng, hãng sẽ mở rộng địa bàn hoạt động lên 27 tỉnh, thành phố ngay trong năm nay.

Taxi Xanh SM chính thức vận hành từ ngày 14/4/2023 tại Hà Nội và mở rộng nhanh chóng tới TP.HCM, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng chỉ sau vài tuần khai trương.
Trong hơn 2 tháng hoạt động, hãng đã phục vụ hơn 1 triệu chuyến đi, trao gửi 3 triệu lời chào tới khách hàng. Đi cùng thái độ niềm nở là tinh thần dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, mang đến những trải nghiệm 5 sao lần đầu tiên được áp dụng trong ngành vận tải hành khách tại Việt Nam.

Với chất lượng dịch vụ vượt trội, Xanh SM đã trở thành “biểu tượng di chuyển xanh” văn minh và hiện đại, được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.
Để đáp lại sự kỳ vọng và nhu cầu của người dùng trên khắp cả nước, Xanh SM quyết định sẽ phủ xanh ít nhất 27 tỉnh, thành phố ngay trong năm 2023.

Bên cạnh đó, hãng cũng sẽ cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ mới như di chuyển bằng xe máy điện, qua đó tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái di chuyển xanh và thông minh tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Thanh – Tổng Giám đốc Công ty GSM cho biết: “Dù mới ra mắt thời gian ngắn, Xanh SM đã nhanh chóng vượt xa kế hoạch ban đầu, nhận được sự tin yêu, đồng hành của khách hàng.
Điều này đã khích lệ tinh thần của Xanh SM, thôi thúc hãng hướng tới mục tiêu thách thức hơn là mở rộng tới ít nhất 27 tỉnh, thành phố trên cả nước ngay trong năm nay.
Đặc biệt, Xanh SM tự hào dù mới gia nhập thị trường nhưng Xanh SM đã góp phần thiết lập nên những tiêu chuẩn dịch vụ đẳng cấp cho ngành vận tải hành khách tại Việt Nam”.

Nhằm tri ân và ghi dấu cột mốc 1 triệu khách hàng đầu tiên, Xanh SM sẽ chính thức ra mắt thẻ thanh toán trả trước XANH Gift Card với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng.
Đây là thẻ không định danh, có thể dùng chung cho nhiều người và có chức năng thanh toán như thẻ nội địa Napas với mệnh giá 5.000.000 đồng. Khách hàng mua thẻ sẽ được hưởng ưu đãi 10% giá trị và được áp dụng đồng thời với các ưu đãi hiện hành của Xanh SM.
Tự hào là đơn vị sử dụng 100% xe điện, Xanh SM đang góp phần giảm thiểu từ 89,17 đến 166 gram CO2 thải ra môi trường trên mỗi km di chuyển, theo ước tính của Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu (European Federation for Transport & Environment). Theo đó, chỉ cần đi 1 km ô tô điện sẽ góp phần giảm thiểu lượng CO2 tương đương với mức hấp thụ của gần 3 cây xanh trong một ngày.

Với nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ, Xanh SM đang cùng với các khách hàng của mình chung tay đóng góp vào công cuộc “xanh hoá” giao thông đô thị tại Việt Nam, lan tỏa lối sống xanh – văn minh – bền vững tới cộng đồng.
Ứng dụng di động Xanh SM là ứng dụng gọi xe taxi điện trên thiết bị di động. Người dùng có thể tải ứng dụng trên App Store của iOS hoặc CH Play của Android hoặc truy cập địa chỉ để quét mã tải ứng dụng: https://taxixanhsm.page.link/newsletter
Bên cạnh việc đặt xe qua ứng dụng Xanh SM trên điện thoại, khách hàng trên toàn quốc còn có thể dễ dàng gọi xe qua số tổng đài toàn quốc 1900 2088 hoặc trực tiếp vẫy xe trên đường như taxi truyền thống. Đặc biệt, từ ngày 22/5/2023, khách hàng trên toàn quốc đã có thể đặt Xanh SM thông qua dịch vụ beVinFast trên nền tảng be.Để biết thêm thông tin chi tiết về Xanh SM, khách hàng có thể truy cập website: https://www.taxixanhsm.vn
Theo: vingroup
Chủ tịch VASI, ông Phan Đăng Tuất: “Chúng ta mới chỉ sản xuất được cái ốc vít biển số xe ô tô”
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) ông Phan Đăng Tuất, cho biết: “Trên một chiếc ô tô hiện nay có hơn 20.000 chi tiết linh kiện, cần tới hơn 200 mã kim loại. Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể chế tạo được một mã kim loại nào trong tổng số 200 mã đó. Chúng ta chỉ mới làm được cái ốc vít bắt biển số xe”.
Tại buổi hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho biết sản lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam chưa đạt mức trung bình 500.000 xe/năm, các sản phẩm chủ yếu đến từ việc nhập khẩu và lắp ráp. Vì vậy, khiến nền công nghiệp ô tô nước ta chưa thể kiện toàn.
Theo ông Tuất, muốn có một nền công nghiệp ô tô thì đầu tiên cần có một nền công nghiệp khoa học kỹ thuật cơ bản vững chắc, tiếp nối đó là nền công nghiệp vật liệu (sản xuất ra thép hợp kim).

“Trên một chiếc ô tô hiện nay có hơn 20.000 chi tiết linh kiện, cần tới hơn 200 mã kim loại (mã thép). Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể chế tạo được một mã kim loại nào trong tổng số 200 mã đó. Chúng ta chỉ mới làm được cái ốc vít bắt biển số xe”, ông nói.
Chủ tịch VASI chỉ ra rằng hiện nay nhiều cơ sở chế tạo phụ tùng cũng gặp một số rào cản khi bán sản phẩm.
Đến hết năm 2023, dự kiến chỉ có 38 đơn vị sở hữu chứng chỉ IATF 16949 (bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho công nghiệp ô tô được Hiệp hội Ô tô Quốc tế công nhận). Con số kể trên được đánh giá quá ít để thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chủ tịch VASI cũng cho biết các tập đoàn sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước như Thaco Trường Hải, VinFast,… thừa nhận rằng họ chưa thể dẫn dắt doanh nghiệp trong nước chế tạo những linh kiện cốt yếu, về cơ bản họ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo ông Tuất, cái khó đang đeo bám ngành công nghiệp hỗ trợ lâu nay đó là khi bán sản phẩm cho các tập đoàn, hãng xe lớn thì họ yêu cầu phía doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, có năng lực về tài chính, có năng lực về quản trị doanh nghiệp, có năng lực về thực hiện các hợp đồng quốc tế, về thời gian cung cấp,…
Để đáp ứng các yêu cầu này rất khó khăn. Nghịch cảnh này khiến các doanh nghiệp chế tạo linh kiện xe hơi chật vật tìm kiếm khách hàng.
Ngoài ra, mộ thách thức khác đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô hiện nay đó là Chính phủ vẫn chưa ban hành những chính sách phù hợp để khuyến khích nền công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phát triển.
“Tôi lấy ví dụ, hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản đã ban hành những đạo luật liên quan tới công nghiệp hỗ trợ được họ chú trọng và hình thành từ giữa thế kỷ XX. Bước đệm này giúp nền công nghiệp ô tô tại hai quốc gia này phát triển vượt bậc, trở thành những ông lớn trên thế giới”.
“Trong khi đó, dù thị trường xe hơi tại Việt Nam đã được hình thành khoảng 30 năm, thế nhưng Bộ Luật về công nghiệp hiện mới bắt đầu trên đà soạn thảo, trong đó chỉ bao gồm một chương về Công nghiệp hỗ trợ.
Sự trì trệ này khiến ngành công nghiệp hỗ trợ khó phát triển, trong khi đây là cốt lõi, linh hồn của nền công nghiệp nước nhà”, ông Phan Đăng Tuất cho hay.
Chính vì vậy, Chủ tịch VASI đề xuất Chính phủ cần ban hành một đạo luật riêng dành cho công nghiệp hỗ trợ, trong đó có quy định dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô để có định hướng, chỉ tiêu cụ thể và cân đối nguồn lực.
Đối với ngành vật liệu, bên cạnh các quy định hiện hành như Luật Đầu tư, Chính phủ cần xem xét và ban hành chiến lược phát triển ngành công nghiệp vật liệu theo hướng rõ ràng, dễ thực hiện, khả thi và đủ sức hấp dẫn để thúc đẩy ngành vật liệu trong nước phát triển.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất.
Với thực tế giai đoạn ô tô hoá đang tăng nhanh, doanh số bán xe toàn ngành đã vượt con số 500.000 chiếc trong năm 2022 – mốc được gỡ bỏ mác “thị trường nhỏ”. Do đó, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô ngày càng trở nên cấp thiết.
Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, hiện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tại Việt Nam còn khá ít, mới chỉ khoảng 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô…
So với các quốc gia trong khu vực, những con số này rất khiêm tốn. Đơn cử như Thái Lan có gần 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 1 thì tại Việt Nam có chưa đến 100 doanh nghiệp.
Đối với nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, Việt Nam chỉ có chưa đến 150 doanh nghiệp, trong khi Thái Lan có khoảng 1.700 doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện.
Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như ghế, bộ dây điện, vành bánh xe, ốp cửa, lốp không săm… và một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.
Theo: vietnamfinance
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast: GSM kí biên bản hợp tác với ông lớn Gojek của Indonesia
- Không dừng lại ở Việt Nam, Taxi Xanh GSM của ông Phạm Nhật Vượng tuyển dụng CEO cho thị trường ĐNÁ: “Global Startup Game Changer”
- Tiến vào thị trường gọi xe công nghệ, công ty Taxi điện VinFast của ông Phạm Nhật Vượng phải đối mặt những gì?