Taxi Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức triển khai dịch vụ cho thuê xe điện là những xe điện của thương hiệu VinFast phục vụ người dùng tại Việt Nam.
Taxi Xanh SM đẩy mạnh nhiều dịch vụ tại Việt Nam
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility – GSM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập vào tháng 3/2023 với việc cung cấp nhiều dịch vụ di chuyển cho khách hàng Việt Nam bằng xe điện.
Công ty cũng tiên phong trong nhiều dịch vụ mà nổi bật là xe Taxi Xanh SM đã chính thức đi vào hoạt động ngày 14/4/2023, chỉ sau hơn 1 tháng hoạt động. Taxi Xanh SM triển khai đồng loạt dịch vụ di chuyển bằng taxi bằng xe điện VinFast VF e34 và VinFast VF8 ở Hà Nội.
Sau đó, Taxi Xanh SM đã hoạt động ở nhiều thành phố lớn trên cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Quốc… đều là những nơi có lượng khách du lịch lớn tại Việt Nam để tận dụng dịch vụ chuyên chở.
Mới đi vào hoạt động đượ 4 tháng, nhưng Taxi Xanh SM đã nhận được phản hồi tích cực của khách hàng với dịch vụ chất lượng cao, phương tiện cũng khác biệt khi mang đến trải nghiệm “Xanh”, an toàn cho người dùng trong nước.
Tiếp nối những thành công bước đầu, công GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa chính thức triển khai dịch vụ xe ôm công nghệ. Dịch vụ này cạnh tranh với Grab, Gojeck, Be nhờ ưu điểm là 100% xe điện VinFast Feliz S hoàn toàn mới, xe này có giá 30 triệu đồng, gần tương đương Honda Vision trên thị trường hiện nay.
Theo công bố, giá dịch vụ xe ôm công nghệ của VinFast là 13.800 đồng cho 2 km đầu tiên, từ km thứ 3 trở đi, giá cước áp dụng là 4.800 đồng/km. Mức giá trên so với Grab, Be hiện nay của VinFast Xanh SM Bike được đánh giá hết sức cạnh tranh.
Ngoài dịch vụ xe ôm, Xanh SM Bike còn có triển khai “Xanh 2 School”, dịch vụ chuyên đưa đón học sinh, sinh viên đến trường theo giờ linh hoạt với xe máy điện hoặc theo tuyến cố định với ô tô điện Xanh SM Taxi và Xanh SM Luxury.
Trong thời gian tới, hãng xe Việt sẽ triển khai thêm dịch vụ giao hàng bằng Xanh Bike và ô tô đưa đón sân bay. Đây đều là những dịch vụ đang được nhiều hãng đang vận hành nhằm mang đến cho người dùng nền tảng đa dịch vụ.
Lần đầu có dịch vụ thuê xe điện tại Việt Nam
Ô tô điện vẫn còn là phương tiện di chuyển khá mới ở Việt Nam và chỉ phát triển rầm rộ trong khoảng 3 năm trở lại đây khi VinFast chính thức trở thành hãng xe thuần điện 100%.
Không chỉ đẩy mạnh dịch vụ bán hàng, hậu mãi mà VinFast còn hướng đến việc “phổ cập” xe điện cho người dân khi đẩy mạnh nhiều dịch vụ mới. Đáng chú ý là việc công ty GMS triển khai dịch vụ Taxi Xanh SM, xe ôm công nghệ tạo cho người dân có cơ hội trải nghiệm xe điện khi chưa thể sở hữu và giúp thị trường dịch vụ vận tải trở nên cạnh tranh hơn.
Đặc biệt, GSM cũng là công ty đầu tiên trên thế giới triển khai dịch vụ cho thuê xe điện “Xanh” là những chiếc xe thuộc thương hiệu VinFast. Được biết, dịch vụ cho thuê xe của GMS có tên “Xanh Plus” với các dòng xe mới, giúp khách hàng có điều kiện tự mình trải nghiệm.
Mức giá công bố của dịch vụ Xanh Plus của Taxi Xanh SM sẽ là 1,1 triệu đồng khi khách hàng thuê xe trong vòng 4 giờ và khi thuê 8 giờ sẽ là 2 triệu đồng. Dịch vụ này sẽ phục vụ tối đa khách hàng và tài xế.
Đến thời điểm này, GSM cung cấp 3 dịch vụ chính là Taxi, Xe ôm Xanh SM Bike và cho thuê xe điện “Xanh Plus” tại Việt Nam.
Giá dịch vụ thuê xe “Xanh Plus” của GMS. Ảnh Khải Phạm.
Với mức giá trên, dịch vụ cho thuê xe của Xanh SM được người dùng đánh giá phù hợp khi họ có nhu cầu riêng tư và di chuyển nhiều địa điểm cùng lúc.
“Dịch vụ này mới, nhưng tôi đánh giá khá hay bởi khi thuê riêng xe sẽ chủ động hơn, chẳng hạn đi vào những nơi không có nhiều xe taxi, mình vẫn chủ đồng vì có phương tiện. Giá trên cũng rất hợp lý bởi thực tế bởi giá các loại taxi hiện giờ cao mà “Xanh Plus” vẫn đưa ra mức giá cạnh tranh”, khách hàng Nguyễn Mạnh Long chia sẻ.
Đồng quan điểm với anh Long, chị Nguyễn Thu Thảo cho rằng, dịch vụ này mới nên sẽ được khách hàng đón nhận: “Lần đầu có dịch vụ thuê xe điện nên tôi rất hào hứng để sử dụng. Khi thuê trên ứng dụng, mình có thể biết rõ quãng đường di chuyển, giá nên sẽ chủ động hơn. Dịch vụ của Xanh SM mang đến cho người dùng trải nghiệm khác biệt và tôi tin sẽ còn nhiều dịch vụ mới hơn”.
Trong thời gian tới, GMS sẽ triển khai thêm dịch vụ taxi đưa đón sân bay và mức giá được kỳ vọng sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều.
Khi ra mắt thêm nhiều dịch vụ, GSM Taxi Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng nâng tầm vị thế của mình. Theo đó, GMS đã tăng hơn 2.650 tỷ đồng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ vào tháng 5/2023 lên 5.650 tỷ đồng hiện nay. Trong đó, vốn điều lệ góp bằng VNĐ chiếm 50%, tương đương 2.825 tỷ đồng và 50% còn lại bằng tài sản khác.
Với mức vốn điều lệ mới được tăng lên hơn 5 nghìn tỷ đồng, GMS đang là một trong những hãng taxi lớn nhất Việt Nam khi đặt cạnh Vinasun (1.415 tỷ đồng cập nhật ngày 30/6/2023).
Ngoài ra, GSM không ngừng bổ sung những ngành dịch vụ mới từ 8 ngành lên 30 ngành dịch vụ kinh doanh vào tháng 8/2023. Trong đó, GMS hoạt động chính trong 2 lĩnh vực chính gồm: Đặt xe công nghệ và cho thuê ô tô – xe máy điện với quy mô đầu tư 10.000 ô tô và 100.000 xe máy. Đặc biệt, dịch vụ cho thuê ô tô điện của GSM là lần đầu tiên một công ty trên thế giới triển khai.
Theo: danviet
Các đại lý xe hơi nói gì trước cơ hội bắt tay với VinFast sau khi hãng xe Việt đổi “chiến thuật” tại Mỹ: Doanh số sắp tăng mạnh?
VinFast – công ty vừa niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Nasdaq hồi tuần trước, mang lại cho các đơn vị chuyên phân phối ô tô tại Mỹ nhiều cảm xúc trái chiều sau khi VinFast thay đổi chiến lược bán hàng.
VinFast, với khoảng gần 3.000 xe đã “đặt chân” tới khu vực Bắc Mỹ từ cuối năm 2022, cho biết họ đang có những điều chỉnh đối với mô hình phân phối cũ, vốn dựa trên cách tiếp cận trực tiếp khách hàng mà Tesla áp dụng. Giờ đây, VinFast muốn bán xe thông qua các đại lý trung gian.
“Mở các cửa hàng của riêng chúng tôi là một kế hoạch tuyệt vời nhưng tiêu tốn nhiều thời gian”, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy, trả lời phỏng vấn Reuters trước thềm cổ phiếu VFS được giao dịch tại Mỹ. “Cùng chung sức với các đối tác để đi nhanh hơn là hướng tiếp cận mới”, bà chia sẻ.
Một số đơn vị phân phối được liên hệ bởi Reuters tỏ ra khá cởi mở về ý tưởng mới này. Tuy nhiên, điều họ cần là những thông tin chi tiết về phương thức bán hàng mới của hãng xe Việt, trong đó bao gồm chiến lược phát triển, kế hoạch phân phối linh kiện, chế độ bảo hành và yêu cầu cũng như ưu đãi đối với các đại lý.
“Có còn chỗ cho các hãng xe mới hay không? Tất nhiên là có. Nhưng còn quá sớm để nói trước bất cứ điều gì”, George Glassman, Chủ tịch Glassman Automotive Group, đơn vị đang phân phối 5 thương hiệu xe hơi tại Detroit, chia sẻ với Reuters. “Tôi cần nhiều hơn những thông tin trước khi đưa ra quyết định”, ông nói.
Cổ phiếu VinFast chào sàn Nasdaq trong phiên giao dịch 15/8 với nhiều điểm nhấn. Giá cổ phiếu của công ty này chốt phiên giao dịch đầu tiên ở mốc 37,06 USD, tương ứng mức tăng hơn 60%, đưa vốn hóa vượt 85 tỷ USD, cao hơn một số tên tuổi trong làng xe hơi như Ford và General Motors. Tuy nhiên, giá cổ phiếu VFS liên tục sụt giảm trong hai phiên giao dịch sau đó, hiện còn hơn 15 USD khi phiên giao dịch 18/8 khép lại.
Công ty này đã mở tổng cộng 122 đại lý bán xe trên toàn cầu tính tới tháng 6 năm nay, với phần lớn trong số đó tập trung tại khu vực bờ Tây nước Mỹ, cung cấp trực tiếp sản phẩm tới tay khách hàng.
Trong thời gian tới, công ty dự kiến “bắt tay” với nhiều nhà phân phối nhằm gia tăng số lượng điểm bán hàng tại Bắc Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.
“Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng phương thức bán hàng mới và đang trong giai đoạn thương thảo với các đối tác tiềm năng. Chi tiết của quá trình này sẽ được thông báo trong thời gian tới”, bà Thủy chia sẻ.
Tương tự diễn biến thị giá cổ phiếu kể từ khi chào sàn, hãng xe này được dự báo phải đối mặt với nhiều thách thức phía trước. Theo các đơn vị bán xe tại Mỹ, còn quá nhiều các câu hỏi cần lời giải đáp.
“Quan ngại lớn nhất đến từ danh tiếng của chính các đại lý”, Scott Fink, CEO Fink Automotive Group, đơn vị chuyên phân phối các dòng xe của Volkswagen và Subaru tại bang Florida, chia sẻ với Reuters. “Nếu chúng tôi bán một chiếc xe cho bạn, mà bạn không thể tìm được một cái chắn bùn lúc cần thay thế, mọi tội lỗi sẽ đổ hết lên đầu chúng tôi. Và tôi chắc chắn sẽ không làm điều đó”, ông bổ sung.
“Điểm mấu chốt nằm ở những chi tiết nhỏ”, ông giãi bày.
Trong khi Tesla đã khẳng định được vị thế đứng đầu trong mảng xe điện toàn cầu, nhiều doanh nghiệp khác vẫn đang “vật lộn” trong quá trình tìm chỗ đứng, theo chia sẻ từ các đơn vị phân phối. Trong đó, VinFast còn phải cạnh tranh với nhiều hãng sản xuất xe điện lớn khác trong và ngoài nước Mỹ, bao gồm GM, Ford hay Huyndai,…
“Điều đầu tiên bạn cần tính tới là tương lai của chính hãng xe điện đó. Liệu họ còn tồn tại trong 5 năm tới hay không? Đó là mối quan tâm lớn nhất”, Andrew DiFeo, Quản lý đại lý bán hàng của Hyundai tại St. Augustine, phía Nam Jacksonville, bang Florida, chia sẻ.
Một số đại lý khác cho biết VinFast cần mang lại cho họ biên lợi nhuận tốt nhằm bù đắp những rủi ro họ có thể phải đối mặt. Quan trọng nhất, hãng xe cần cung cấp điều khoản bảo hành hấp dẫn nhằm thuyết phục khách hàng mua xe của họ.
Theo Rhett Ricart, CEO Ricart Automotive Group có trụ sở tại thành phố Columbus, bang Ohio, hiện đại diện cho khoảng 10 thương hiệu xe hơi, nếu như VinFast có thể thuyết phục được một số lượng đủ lớn các đại lý, khả năng thành công của họ sẽ cao hơn. Nhiều người trong số họ tỏ ra khá hào hứng khi VinFast đang xây dựng nhà máy trên chính đất Mỹ.
Uy tín trên thị trường không phải vật cản quá lớn khi chính Toyota, Honda và Hyundai đều là các doanh nghiệp nhỏ trước khi thành công. “Nếu đó là một sản phẩm tốt và có chế độ bảo hành ưu việt, người Mỹ sẽ mua nó”, Ricart chia sẻ với Reuters.
Các đại lý luôn tìm kiếm các cơ hội mới, theo Beau Boeckmann, Chủ tịch Galpin Motors, đang bán hàng cho 12 thương hiệu xe hơi tại khu vực Los Angeles, trong đó có cả thương hiệu xe điện Polestar.
Boeckmann đã từng tham quan nhà máy VinFast tại Việt Nam trong năm ngoái và gặp gỡ CEO Lê Thị Thu Thủy. Ông cho biết bản thân hoàn toàn cởi mở trước cơ hội hợp tác. “Các đại lý xe hơi là những doanh nghiệp, và họ đều có khẩu vị rủi ro. Chẳng nhân viên kinh doanh nào từ chối cơ hội bán thêm hàng cả”, ông trả lời.
Nhưng theo Warren Browne, chuyên gia trong lĩnh vực xe hơi đồng thời là cựu lãnh đạo General Motors, bán hàng qua các đại lý phân phối là một sai lầm. “Đó là một chiến lược chết chóc”, ông nhận định. “Bạn sẽ đánh mất quá nhiều giá trị khi phục vụ các đại lý”.
Theo: Dantri
Xem thêm bài liên quan
- Taxi điện Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bổ sung nhiều gói dịch vụ cho thuê xe VinFast với giá vô cùng hấp dẫn
- VinFast đang lỗ nhưng Công ty di chuyển xanh và thông minh – GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ thành “con át chủ bài”?
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast: GSM kí biên bản hợp tác với ông lớn Gojek của Indonesia