Chặng đua F1 tại Hà Nội từng được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ập đến và bùng phát trên toàn cầu. Vì vậy, chặng đua này đã không thể diễn ra.
Ngày 28/4, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup ban hành nghị quyết về việc giải thể Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix, một công ty con do Vingroup sở hữu 100% vốn điều lệ.
Việt Nam Grand Prix là công ty được thành lập từ tháng 8/2018 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng để tổ chức giải đua xe công thức 1 (Formula 1 – F1).
Lúc bấy giờ, chặng đua F1 tại Việt Nam dự kiến tổ chức vào tháng 4/2020 và diễn ra ở khu Mỹ Đình (quận Nam Từ Liên, Hà Nội). Chặng đua dự kiến tổ chức trong vòng 1 tuần kết hợp trường đua được xây mới và hệ thống đường giao thông hiện có.
Chặng đua được Thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức, sau đó giao cho Công ty Việt Nam Grand Prix là đầu mối đứng ra tổ chức độc quyền sự kiện chặng đua xe F1, phí đăng cai do Công ty này chi trả cho F1.
Đến tháng 2/2020, đường đua Hà Nội đã hoàn tất thi công toàn bộ 5,607km và các hạng mục cố định đi kèm sau hơn 11 tháng thi công.
Đây là đường đua do đơn vị Motorsports trực thuộc F1 phối hợp cùng các kỹ sư công ty Tilke (Đức) thiết kế với 23 khúc cua độc đáo kết hợp giữa những đoạn đường đua được xây dựng chuyên biệt với các đoạn đường phố hiện hữu.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019, sau đó diễn biến phức tạp các năm 2020, 2021 đã khiến chặng đua xe F1 tại Việt Nam không thể diễn ra.
Đây là điều rất đáng tiếc vì năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức trong 22 quốc gia đăng cai tổ chức giải đua ô tô chuyên nghiệp và hấp dẫn nhất hành tinh.
Sau đó, các hạng mục của đường đua dần bị tháo dỡ và cho đến tháng 10/2020 thì việc tháo dỡ hoàn tất.
Trước đó, vào năm 2018, Vingroup thành lập công ty Việt Nam Grand Prix vốn 1.000 tỷ đồng để tổ chức giải đua F1
Chặng đua F1 tại Việt Nam dự kiến tổ chức vào tháng 4/2020 và diễn ra ở khu Mỹ Đình (quận Nam Từ Liên, Hà Nội). Chặng đua dự kiến tổ chức trong vòng 1 tuần kết hợp trường đua được xây mới và hệ thống đường giao thông hiện có.
Chặng đua được Thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức, sau đó giao cho Công ty Việt Nam Grand Prix là đầu mối đứng ra tổ chức độc quyền sự kiện chặng đua xe F1, phí đăng cai do Công ty này chi trả cho F1.
Công ty Việt Nam Grand Prix được thành lập ngày 21/8/2018 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, do Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast – thành viên của Tập đoàn Vingroup sở hữu 100%.
Nguồn thu dự kiến từ tổ chức Giải đua bao gồm: Doanh thu bán vé; Từ các dịch vụ cung cấp cho F1 và các đội đua; Doanh thu từ dịch vụ quảng cáo trong toàn bộ giải đua; Doanh thu từ việc tổ chức các sự kiện bên lề của giải đua (một số sự kiện có bán vé), việc tổ chức khu bán các sản phẩm của các thương hiệu; các sản phẩm lưu niệm và dịch vụ phục vụ giải đua; Hỗ trợ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Doanh thu từ bán lại quyền phát sóng truyền hình cũng như cùng F1 tổ chức truyền hình trực tiếp qua các kênh truyền hình trả tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
Thành phố Hà Nội hỗ trợ một khoản kinh phí cho một số hoạt động hỗ trợ của các lực lượng tham gia phối hợp tổ chức Giải đua bao gồm: đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông, phòng cháy chữa cháy, thuê hàng rào bảo vệ, chăm sóc y tế phục vụ cho giải đua và một phần công tác duy tu, duy trì đường đua phục vụ giao thông đi lại trong khu vực trường đua và khu vực lân cận.
Công thức 1 ( tiếng Anh : Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay F1, là một môn thể thao tốc độ chuyên về đua ô tô bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Đua xe thể thao thế giới (FIA) – cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô.
Cuộc đua Công thức một – F1 luôn được xem là vua của mọi giải đua xe, luôn chứa đựng nhiều điều cuốn hút. Đây còn là giải đấu quy tụ những công nghệ tân tiến nhất của nền công nghiệp ôtô toàn cầu với các mẫu động cơ hiện đại, hệ thống điều khiển thông minh cùng những mẫu xe mới nhất. Bên cạnh cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các hãng xe là sự đấu trí về chiến thuật giữa các tay đua qua từng khúc cua, từng vòng đua hay mỗi lần thay lốp.
Loạt cuộc đua Công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930. Cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone , Liên hiệp Anh vào năm 1950. Đến nay, Giải đua xe Công thức 1 hằng năm đã được tổ chức thành 21 chặng đua mang tên Grands Prix tại 21 nước.
Hà Nội: Toàn cảnh đường đua F1 sau gần 3 năm ‘bất động’
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao cùng các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp khai thác hiệu quả đường đua F1. Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì buổi làm việc.
Đường đua F1 được khởi công ngày 20/3/2019, có tổng diện tích 88ha, trong đó có 12,86ha nằm trong khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình và ngay bên cạnh sân vận động Mỹ Đình.
Đây là đường đua theo tiêu chuẩn Grade 1, tiêu chuẩn cao nhất của giải đua xe công thức 1 với yêu cầu cao và khắt khe về kỹ thuật.
Khi mới hoàn thành, đường đua F1 tại Hà Nội được mong chờ đợi trở thành một trong những đường đua cảm xúc và thử thách nhất trong lịch sử giải đua xe công thức 1. Tuy nhiên do dịch Covid-19 nên chặng đua đã không được diễn ra.
Trước đó, ngày 15/2/2023, UBND TP. Hà Nội đã làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp khai thác hiệu quả đường đua xe F1.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội được UBND TP. Hà Nội giao tiếp nhận, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ giải đua xe ô tô công thức 1 (F1) từ Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix.
Cụ thể, ba lô đất do Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix bàn giao, hoàn trả có tổng diện tích gần 300.000m2, gồm đất và tài sản trên đất.
Sau khi được tạm bàn giao, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hoá thành công như: giải marathon ngay trước thềm SEA Games 31; giải vô địch Motorkhana Việt Nam 2021; giải vô địch Go Kart Việt Nam 2022; tổ chức Festival sản xuất nông nghiệp và làng nghề Hà Nội. Đây cũng là nơi tập luyện thường xuyên của các môn thể thao như: xe đạp, điền kinh, các môn thể thao trong nhà…
Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận bàn giao còn gặp một số khó khăn vướng mắc liên quan đến chủ quyền của từng ô đất nên rất khó đưa ra các phương án khai thác hiệu quả.
Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất được chính thức giao việc quản lý, khai thác khu đất này. Trên cơ sở đó, Sở sẽ xây dựng đề án sử dụng vào các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch một cách hiệu quả hơn.
Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng, thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã làm tốt công tác bảo quản tài sản được bàn giao; bước đầu đã sử dụng, tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao tạo hiệu ứng tốt.
Ông Lê Hồng Sơn yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng đề án, quản lý, khai thác, sử dụng tài sản này. Khi đề án được xây dựng xong, UBND thành phố sẽ giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành phối hợp thực hiện.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của đường đua:
Theo Nhịp sống thị trường, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Việt Nam có thể đăng cai trở lại giải đua xe F1 2024: Ngày Mỹ Đình rực sáng sau 3 năm “bất động” bởi những cỗ máy chục triệu USD sẽ không còn xa?
- Tỷ phú Vượng: “Vingroup chấp nhận hy sinh, chấp nhận khó khăn để xây dựng một thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế”
- Tinh thần của VinFast truyền cảm hứng cho cộng đồng, “vẽ” nên bức tranh giao thông xanh tại Việt Nam