Việt Nam và Nam Phi là 2 địa điểm có khả năng xuất hiện trên lịch đua xe F1 năm 2024 mở ra hy vọng đường đua tại Mỹ Đình, Hà Nội sẽ chính thức hoạt động sau 3 năm phải hoãn.
Thông tin từ trang GrandPrix cho biết Stefano Domenicali, giám đốc điều hành F1, đã ghé TP Hà Nội trong chuyến đi đến Australia. Đi cùng Stefano Domenicali là Luis Garcia Abad – quản lý riêng của tay đua Fernando Alonso.
Đây được xem là lần gặp mặt đầu tiên của giám đốc điều hành F1 với các cơ quan chức năng mới được bổ nhiệm của Việt Nam. Kết quả về chuyến thăm này chưa được Stefano Domenicali hay Luis Garcia Abad công bố.
Stefano Domenicali tiếp tục thúc đẩy mở rộng số chặng đua trong một mùa giải F1 lên con số 25, GrandPrix đưa tin. Hiện tại, mùa giải F1 2022 đang có 23 chặng. Việt Nam và Nam Phi là 2 cái tên có tiềm năng nhất để được bổ sung vào mùa giải năm sau.
Nếu điều này trở thành sự thật, chặng đua Vietnam Grand Prix sẽ diễn ra lần đầu tiên sau lần lỡ hẹn vào năm 2020, trong khi người dân Nam Phi sẽ được xem lại trận đua F1 ở Kyalami sau 31 năm.
Đường đua F1 tại TP Hà Nội dù không tổ chức giải đua nhanh nhất hành tinh vẫn được sử dụng cho các sự kiện thể thao trong nước. Cuối tháng 12/2022, địa điểm này đã diễn ra chặng 4 giải đua VMRC 2022.
Mùa giải F1 2022 hiện đã trải qua 3 chặng đua, chặng tiếp theo sẽ diễn ra tại Azerbaijan vào ngày 30/4.
Hai tay đua Max Verstappen và Sergio Perez của đội Red Bull Racing tạm thời chia nhau 2 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng với 69 điểm và 54 điểm, vị trí thứ 3 thuộc về Fernando Alonso của đội Aston Martin với 45 điểm.
Hà Nội: Toàn cảnh đường đua F1 sau gần 3 năm ‘bất động’
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao cùng các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp khai thác hiệu quả đường đua F1. Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì buổi làm việc.
Đường đua F1 được khởi công ngày 20/3/2019, có tổng diện tích 88ha, trong đó có 12,86ha nằm trong khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình và ngay bên cạnh sân vận động Mỹ Đình.
Đây là đường đua theo tiêu chuẩn Grade 1, tiêu chuẩn cao nhất của giải đua xe công thức 1 với yêu cầu cao và khắt khe về kỹ thuật.
Khi mới hoàn thành, đường đua F1 tại Hà Nội được mong chờ đợi trở thành một trong những đường đua cảm xúc và thử thách nhất trong lịch sử giải đua xe công thức 1. Tuy nhiên do dịch Covid-19 nên chặng đua đã không được diễn ra.
Trước đó, ngày 15/2/2023, UBND TP. Hà Nội đã làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp khai thác hiệu quả đường đua xe F1.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội được UBND TP. Hà Nội giao tiếp nhận, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ giải đua xe ô tô công thức 1 (F1) từ Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix.
Cụ thể, ba lô đất do Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix bàn giao, hoàn trả có tổng diện tích gần 300.000m2, gồm đất và tài sản trên đất.
Sau khi được tạm bàn giao, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hoá thành công như: giải marathon ngay trước thềm SEA Games 31; giải vô địch Motorkhana Việt Nam 2021; giải vô địch Go Kart Việt Nam 2022; tổ chức Festival sản xuất nông nghiệp và làng nghề Hà Nội. Đây cũng là nơi tập luyện thường xuyên của các môn thể thao như: xe đạp, điền kinh, các môn thể thao trong nhà…
Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận bàn giao còn gặp một số khó khăn vướng mắc liên quan đến chủ quyền của từng ô đất nên rất khó đưa ra các phương án khai thác hiệu quả.
Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất được chính thức giao việc quản lý, khai thác khu đất này. Trên cơ sở đó, Sở sẽ xây dựng đề án sử dụng vào các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch một cách hiệu quả hơn.
Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng, thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã làm tốt công tác bảo quản tài sản được bàn giao; bước đầu đã sử dụng, tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao tạo hiệu ứng tốt.
Ông Lê Hồng Sơn yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng đề án, quản lý, khai thác, sử dụng tài sản này. Khi đề án được xây dựng xong, UBND thành phố sẽ giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành phối hợp thực hiện.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của đường đua:
Sơ lược chung về xe đua F1 và giải đua xe F1
Giải đua xe F1, công thức 1 hay thể thức 1 có thể coi là giải đua xe danh giá và đắt đỏ bậc nhất hành tinh. Giải đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1950 và diễn ra cho tới ngày nay.
Chữ công thức trong công thức 1 là tên gọi dùng để chỉ một dãy các luật lệ, các quy định mà các đội đua, xe đua và tay đua phải tuân thủ theo. Có khoảng hơn 500 điều luật được áp dụng trong giải đua công thức 1. Một số điều luật về hình dáng và cấu tạo của xe đua F1 như sau:
- Một chiếc xe đua F1 có thể có chiều dài không giới hạn nhưng chiều rộng không được quá 200cm và chiều cao không quá 95cm.
- Chiếc xe phải có 4 bánh được lắp đặt bên ngoài thân xe, 2 bánh lái nằm ở phía trước.
- Khung gầm xe phải bao gồm một khoang an toàn, trong đó có khoang lái của tay đua, được chế tạo và gia cố vững chắc để bảo vệ an toàn cho tay đua.
- Công suất cho phép tối đa của động cơ trên xe đua F1 dao động từ 875 đến 1160 mã lực. Mặt khác, mức công suất trung bình của động cơ trong chặng đua sẽ nằm trong khoảng hơn 600 mã lực.
- Số vòng tua máy cho phép tối đa mà động cơ có thể đạt tới là 15000 vòng/phút.
- Tốc độ cho phép tối đa lớn nhất mà những chiếc xe F1 có thể đạt tới là 370km/h. Con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào địa điểm diễn ra các chặng đua.
- Kể từ năm 2010, xe đua sẽ không được cung cấp thêm nhiên liệu trong quá trình diễn ra chặng đua.
- Chỉ có nhiên liệu và không khí được đưa vào trong xylanh để động cơ hoạt động. Còn lại tất cả những môi chất hay loại khí khác như N2O đều sẽ bị cấm sử dụng.
- Khối lượng tối thiểu mà một chiếc xe đua F1 (bao gồm người lái và chưa tính nhiên liệu) phải đạt được là 728kg.
- Số lượng động cơ mà một chiếc xe đua F1 có thể sử dụng trong một mùa giải là 5 động cơ.
Ngoài ra, những chiếc xe đua F1 phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra đặc biệt là kiểm tra va chạm trước khi có thể lăn bánh ở trên đường đua.
2. Giải đua đắt đỏ:
Một chiếc xe đua F1 được lắp ráp từ hơn 80 nghìn chi tiết khác nhau và độ chính xác khi lắp ráp trên lí thuyết phải đạt 100%. Vào thời điểm năm 2018, chi phí cho một chiếc xe đua F1 dao động trong khoảng 15,520,000 USD (khoảng 360 tỉ VNĐ). Trong đó bao gồm:
- 7,7 đến 10 triệu USD cho động cơ xe.
- 650,000 đến 1,2 triệu USD cho khung gầm.
- 600,000 USD cho hộp số.
- 300,000 USD cho các cánh gió phía trước và mũi xe.
- 80,000 đến 150,000 USD cho cánh gió phía sau.
- 140,000 USD cho bình xăng.
- 70,000 USD cho vô lăng.
Với khoản tiền khổng lồ trên, bạn có thể mua được khoảng 37 chiếc Lamborghini Aventador S hoặc 5 chiếc Bugatti Chiron. Đấy chỉ là số tiền phải bỏ ra cho một chiếc xe và chưa tính đến các khoản khác như chi phí nghiên cứu, bảo dưỡng,…
Nếu tính tất cả các khoản chi phí lại thì trong một năm, một đội đua trung bình phải bỏ ra số tiền khoảng 400 triệu USD (khoảng hơn 9000 tỉ VNĐ).
Theo Zingnews, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Vingroup giải thể công ty Việt Nam Grand Prix vốn 1.000 tỷ đồng, khép lại giấc mơ đua xe F1 của người Việt Nam
- Sinh viên ĐH Lạc Hồng chế tạo xe đua F1 mini xăng lai điện: Hết 20 triệu, chạy 68km tiêu hao hơn 3 lít xăng
- “Xe đua đường phố” Honda Civic Type R 2023 đầu tiên ra biển số tại Việt Nam, lăn bánh chát hơn cả BMW 5-Series