Những hình ảnh được chia sẻ có thể thấy chủ xe Mitsubishi Jolie đã rất chịu chơi khi chi ra hàng trăm triệu để hô biến chiếc Mitsubishi Jolie thành “vua địa hình” Mercedes-AMG G63.
Anh Đức Thành, sống tại Hải Phòng, là chủ nhân của bản độ Mitsubishi Jolie lấy cảm hứng từ Mercedes-AMG G63.
Anh cho biết, bản độ có chi phí 300-350 triệu đồng, bao gồm vật tư và tiền công, đồng thời mất 6 tháng để thi công.
Anh Đức Thành cho biết, lý do anh độ chiếc xe này vì sở thích. Anh mua chiếc Mitsubishi Jolie đời 2004 với mức giá 135 triệu đồng.
Nếu cộng với chi phí độ, tổng giá trị chiếc xe rơi vào khoảng 450-500 triệu đồng.
Có thể nhận ra nhiều nét của Mercedes-AMG G63 trên bản độ qua thiết kế hình hộp, lưới tản nhiệt đứng có họa tiết nan dọc, logo ngôi sao 3 cánh ở chính giữa và cụm đèn pha LED hình tròn.
Một chiếc Mercedes-AMG G63 chính hãng hiện có giá 10,95 tỷ đồng, tức gấp hơn 20 lần bản độ.
Chủ xe chia sẻ, công đoạn khó nhất là tạo hình và gò tôn theo kiểu dáng của G 63 khiến đội ngũ mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.
Xe gắn bộ bodykit thân rộng. Các chi tiết như đèn pha và gương chiếu hậu được anh Đức Thành mua từ Trung Quốc, trong khi bậc điện tự động, cửa gió điều hòa được mua từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.
Mâm xe tiêu chuẩn của Mitsubishi Jolie có kích thước 14 inch.
Để trang bị bộ mâm 21 inch, bản độ được nâng toàn bộ phần sàn, sắt xi, động cơ, đồng thời nâng và thay thế toàn bộ phần đường ống dưới phần gầm. Công đoạn này cần hai người giỏi về khung gầm và động cơ thi công trong 1 tháng.
Phía sau gắn lốp dự phòng, cánh gió và bốn ống xả. Không giống như phần đầu, đuôi xe không được độ giống Mercedes-AMG G63.
Mitsubishi Jolie đời 2004 nguyên bản sử dụng động cơ xăng MPI 2.0L, kết hợp hộp số sàn 5 cấp và hệ dẫn động cầu sau.
Nội thất bên trong cũng được độ lại. Các hạng mục độ bao gồm đổi màu nội thất sang màu đỏ, thiết kế lại ghế kiểu G63, vô-lăng bọc carbon và da lộn có logo Mercedes-Benz, trần da lộn kết hợp bầu trời sao và cửa gió điều hòa dạng tuabin máy bay đặc trưng của Mercedes-Benz.
Dù không quá giống Mercedes-AMG G 63, nhưng bản độ vẫn nhận được nhiều sự quan tâm vì sự táo bạo và sáng tạo của chủ nhân.
Xem thêm hình ảnh và video bản độ trong quá trình thi công:
Xem thêm hình ảnh bản độ:
Các xưởng độ xe “thở phào” khi Cục Đăng kiểm gỡ khó cho xe độ: Các hạng mục “độ, chế” vẫn được đăng kiểm
Nhiều xưởng độ, chế xe đã bị ảnh hưởng công việc không nhỏ khi công tác kiểm định ô tô được siết chặt, nhưng mọi việc đã được tháo gỡ phần nào nhờ các quy định rõ hơn của Cục Đăng kiểm.
Cuối năm thường là dịp ăn nên làm ra với các cơ sở nội thất ô tô do nhu cầu tăng vọt, song năm nay lại trái ngược hẳn. Nguyên nhân đến từ việc các đơn vị đăng kiểm siết chặt quy trình, khiến nhiều chủ xe có ý định “lên đồ chơi” cho phương tiện của mình đều “quay xe”.
“Lượng khách tới xưởng chúng tôi giảm khoảng 50%, cá biệt là những ngày gần đây không có khách nào “độ” đèn vì đều lo sau này xe của mình sẽ không được đăng kiểm”, Thế Hùng, chủ một cửa hàng nội thất ô tô trên đường Nguyễn Khuyến (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Tương tự vậy, nhiều gara đồ chơi ô tô cũng cho biết vài ngày qua họ chỉ bán được các món nội thất cho xe như bọc vô-lăng, dán phim cách nhiệt, thảm sàn… Rất hiếm khách làm các dịch vụ can thiệp nhiều vào xe như “độ đèn”, lắp bậc bước chân, thay mặt ca-lăng…
“Ngay cả thay màn hình Android cũng có nhiều chủ xe e ngại, dù thực tế việc này là được phép và cũng hoàn toàn không ảnh hưởng tới an toàn của xe”, anh Hoàng Tuấn tại một xưởng nội thất ô tô ở Mỹ Đình (Hà Nội) tâm sự.
Hiện nay, Cục Đăng kiểm đã tháo gỡ cho các chủ xe khi ra hướng dẫn về các trường hợp thuộc nhóm khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (Minor-Defects – MiD) và cho biết các trường hợp này thì xe vẫn được cấp chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Thông qua chỉ đạo này của cơ quan chức năng, chủ phương tiện và cả các xưởng “độ” xe cũng được tháo gỡ nhiều phần khó khăn.
“Tôi cho rằng nâng cấp trải nghiệm, làm đẹp và tùy biến cho chiếc xe theo sở thích là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của các chủ xe. Vấn đề trước đó là các quy định không rõ ràng khiến cho chủ phương tiện thì hoang mang còn thợ và gara cũng không có “khung” để biết mình cần làm sao cho đúng”, ông Lê Đăng Trung, Giám đốc một gara nội thất ô tô với hơn 100 nhân viên, nêu ý kiến.
Trước đó, trong một chương trình được tổ chức tại Hà Nội hôm 27/12 quy tụ hơn 1.000 thành viên với hơn 40 gian hàng nội thất ô tô, các chủ gara đều thể hiện mong muốn có hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ những bất cập khi đăng kiểm, qua đó giải bài toán khó cho các xưởng nội thất xe.
“Khách muốn thay mặt ca-lăng cho đẹp nhưng lại e ngại chuyện đăng kiểm. Trước đây, chúng tôi không biết phải trả lời với họ thế nào nhưng bây giờ đã có thể tự tin tư vấn”, ông Trung cho biết thêm. Trong hướng dẫn mới của Cục đăng kiểm thì xe thay lưới tản nhiệt, mặt ca-lăng vẫn được cấp giấy chứng nhận, miễn là nó “có cùng hình dáng, kích thước, vật liệu với lưới tản nhiệt, mặt ca lăng cũ, không làm thay đổi kết cấu của xe”.
Theo nhiều chủ gara nội thất ô tô, việc “cởi trói” của cơ quan quản lý không chỉ giúp các xưởng làm xe “dễ thở” hơn mà cũng giúp chủ phương tiện không bị làm khó.
Ông Trung lấy ví dụ đối với những xe hơn 10 năm tuổi hoặc xe thuộc bản thấp, cụm đèn trước sử dụng bóng halogen có phần hơi tối. Nhiều người dùng thấy không đủ an toàn khi đi vào buổi đêm nên nhu cầu nâng cấp là chính đáng.
Hay như những xe cả chục năm tuổi trở lên, những mẫu ô tô hàng hiếm thì việc mua linh kiện “zin” không phải lúc nào cũng dễ dàng.
“Thực tế, việc làm chặt đăng kiểm cũng là dịp các gara nhìn lại mình để chuẩn hóa quy trình, kỹ thuật viên thì nâng cao tay nghề để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà trước hết là “độ” xe nhưng phải đảm bảo tiêu chí an toàn theo quy định của cơ quan chức năng”, chủ một xưởng nội thất ô tô nêu ý kiến.
Trong bối cảnh một số Trung tâm đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm nâng cao vai trò trách nhiệm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu kiểm định phương tiện của nhân dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và của người dân vẫn tồn tại tình trạng ùn ứ, xếp hàng dài tại các đơn vị đăng kiểm.
Đối với phương tiện có các hạng mục kiểm tra được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng tới an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các đơn vị đăng kiểm cấp Giấy Chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng quy định tại Thông tư số 16 của Bộ Giao thông vận tải.
Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố hạng mục “độ, chế” vẫn được đăng kiểm
Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nêu các hạng mục được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, vẫn được phép kiểm định.
Trong bối cảnh một số Trung tâm đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm nâng cao vai trò trách nhiệm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu kiểm định phương tiện của nhân dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và của người dân vẫn tồn tại tình trạng ùn ứ, xếp hàng dài tại các đơn vị đăng kiểm.
Nhằm tháo gỡ tình trạng trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tuyệt đối không được tự ý đóng cửa, dừng phục vụ nhu cầu kiểm định xe cơ giới. Cục ĐKVN sẽ thực hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đối với phương tiện có các hạng mục kiểm tra được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng tới an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các đơn vị đăng kiểm cấp Giấy Chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng quy định tại Thông tư số 16 của Bộ Giao thông vận tải.
Cục ĐKVN cũng yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới thực hiện niêm yết công khai danh sách các hạng mục này dưới dạng bảng thông báo nền bảng trắng hoặc xanh, chữ mầu xanh hoặc trắng (hoặc bảng điện tử), vị trí treo dễ thấy, dễ đọc tại nơi chờ làm thủ tục kiểm định; thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân và doanh nghiệp nắm được.
Văn bản cũng nêu rõ, Phòng Kiểm định xe cơ giới bổ sung hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục ĐKVN. Trong đó khuyến cáo rõ chủ xe cần chủ động đăng ký lịch kiểm định; chủ động kiểm tra, bảo dưỡng xe trước khi đưa xe đi kiểm định để hạn chế nội dung không đạt, phải kiểm định nhiều lần gây quá tải, ách tắc tại các đơn vị đăng kiểm.
Cục ĐKVN đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời báo cáo Cục ĐKVN (thông qua Phòng Kiểm định xe cơ giới).
Các hạng mục được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng ATKT & BVMT phương tiện, vẫn được cấp giấy chứng nhận ATKT & BVMT
1. Màu sơn không đúng màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe:
“Dán đề can lên thân, vỏ xe cũng được coi thuộc hạng mục này”.
2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng: Lọt khí từ động cơ, khí xả vào khoang xe, buồng lái
“Bao gồm cả các trường hợp xước lớp sơn phủ của xe mà không gây móp méo không làm ảnh hưởng đến nhận dạng của xe;
Lưới tản nhiệt, mặt ca lăng thay thế có cùng hình dáng, kích thước, vật liệu với lưới tản nhiệt, mặt ca lăng cũ, không làm thay đổi kết cấu của xe.
Đối với xe tải đã nhiều năm sử dụng cho phép thay thế tôn bọc thùng hàng bằng các loại tôn bọc mới mà không làm thay đổi kích thước, khối lượng và kết cấu thùng hàng cũ.
Trường hợp xe tải khung mui, phủ bạt có lắp thêm tôn thành thùng hàng để phục vụ mục đích che mưa nắng không đúng với thiết kế của nhà sản xuất, trung tâm đăng kiểm hướng dẫn khách hàng thực hiện theo Điều 06, Thông tư số 07/VBHN-BGTVT ngày 11/3/2021 của Bộ GTVT quy định về cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ và phải đảm bảo việc lắp đặt không ảnh hưởng đến kích thước, khối lượng và kết cấu của xe”.
3. Bậc lên xuống: Mọt gỉ, thủng
“Bao gồm cả bậc lên xuống lắp đặt thêm nhưng không làm thay đổi chiều rộng và khoảng sáng gầm xe”.
4. Tầm nhìn: Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai bên
“Ví dụ: tấm chắn nắng kính chắn gió phía trước, camera hành trình”.
5. Đèn chiếu sáng phía trước: thấu kính, gương phản xạ mờ, nứt
“Đèn chiếu sáng thay mới đảm bảo cùng hình dạng, kích thước, loại bóng đèn (sợi đốt, halogen, led, bixenon) và không làm thay đổi kết cấu hệ thống điện của xe.
Đèn sương mù, đèn gầm lắp đặt ở vị trí thấp hơn đèn chiếu sáng, có ánh sáng màu vàng hoặc trắng, có chùm sáng luôn hướng xuống”.
6. Kiểm tra bánh xe: Áp suất lốp không đúng
“Xe được phép lắp lốp có thông số kỹ thuật cung cấp bởi nhà sản xuất (thường ghi rõ trong sách thông số kỹ thuật của xe hoặc tem dán vị trí cửa xe, nắp bình xăng hoặc trên các trang web thông tin của hãng sản xuất).
Không kiểm tra và đánh giá hạng mục hình dáng la giăng của vành bánh xe.
Trung tâm đăng kiểm có trách nhiệm bổ sung thêm thông số kỹ thuật các loại lốp được phép lắp thay thế theo thông tin của nhà sản xuất lên Giấy chứng nhận Kiểm định ATKT &BVMT”.
Tham khảo: Dân trí / Ảnh: NVCC / Thể thao & Văn hóa
Xem thêm bài liên quan
- “Vua địa hình” Mercedes-AMG G63 độc nhất Việt Nam này có gì đặc biệt mà được chào bán với giá lên tới 888 triệu?
- Chủ xe “khóc ròng” vì vua địa hình Mercedes-AMG G63 Edition 1 “bốc hơi” khoảng 6 tỷ chỉ sau 4 năm sử dụng
- Mercedes-Benz GLC 2023 thêm phiên bản mới: Trông như xe gia đình thông thường nhưng mạnh hơn Urus với công nghệ xe đua F1