Xăng tăng giá, nhu cầu đi lại giảm, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời khiến các tài xế taxi, xe công nghệ bỏ việc ngày càng nhiều.
Từng là tài xế taxi công nghệ, sau chuyển sang tài xế dịch vụ nhưng đến nay anh Phú Đạt (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đã bỏ nghề tìm kiếm một công việc khác. Sự canh tranh giữa các doanh nghiệp dịch vụ, chiết khấu cao từ các hãng xe, lượng khách ít dần dẫn đến thu nhập giảm mạnh. Anh chia sẻ: “Tôi chạy Grab từ 6h sáng đến 24h đêm may ra mới đủ thu nhập”.
Chạy xe công nghệ vài năm trước từng là công việc ‘hái ra tiền’, nhiều người sẵn sàng vay nợ để mua xe ô tô về chạy xe công nghệ, thu nhập giai đoạn đỉnh cao có thể đạt hơn 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, một số tài xế xe công nghệ hiện nay cho biết chỉ đạt 6-8 triệu/tháng sau khi trả chiết khấu và trừ chi phí.
Taxi truyền thống cũng chứng kiến nhiều lao động nghỉ việc hàng loạt trong thời gian gần đây. Anh Thanh Sơn ở TP Thủ Đức đã nghỉ chạy taxi hai tháng nay. Trước đó, áp lực doanh số khi lượng khách giảm hẳn và doanh thu giảm đã khiến anh mệt mỏi, từ lúc xăng bắt đầu tăng giá anh quyết định “bỏ cuộc” luôn. “Tôi cũng quen nhiều anh em lái xe, số một người cũng chuyển việc, có người ra bán hàng online, có người ra làm xí nghiệp”, anh Sơn nói.
Theo thống kê, trong năm 2022, cả nước có 67.000 xe taxi, con số này sụt giảm mạnh so với 2 năm trước đó, chưa để đến khoảng 40-50% số xe taxi đăng ký này hiện không hoạt động.
Tỷ lệ xe nằm chờ lớn, tài xế lại nghỉ việc nhiều khiến các hãng taxi mất hẳn ưu thế cạnh tranh chiếm số lượng lớn. Ông Tạ Long Hỷ, Tổng giám đốc Vinasun Corp cho rằng một lượng lớn tài xế nghỉ việc cộng với những chi phí khác khiến doanh nghiệp điêu đứng, gồng mình chịu lỗ sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Để khắc phục tình trạng tài xế nghỉ việc ồ ạt, doanh nghiệp này cũng cho biết đã triển khai nhiều giải pháp như hỗ trợ tài xế từ 1-3,5% trên tổng doanh thu, khuyến khích tài xế vượt chỉ tiêu 10 phần được hưởng 9 phần, thưởng hoặc giảm tiền ký quỹ để thu hút thêm tài xế mới.
Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn không mặn mà, những người duy trì chạy xe trong giai đoạn giá xăng tăng cao, họ lựa chọn những chuyến đi nội bộ trong các tỉnh thành, vì nếu đi xa, lợi nhuận không nhiều thậm chí tài xế phải chịu lỗ. Nhiều tài xế cố gắng cầm cự qua giai đoạn này, họ hy vọng khi lượng khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh tăng trở lại, doanh thu sẽ cải thiện hơn.
Hiện tại, nhu cầu di chuyển bằng phương tiện công cộng của người dân vẫn thấp, tỉ lệ xe có khách chỉ khoảng 40% nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải cho xe hoạt động trở lại để giữ thị trường. Tuy vậy, không thể gắng gượng lâu khi giá xăng dầu tăng cao, trong khi doanh thu của doanh nghiệp vận tải chỉ đạt khoảng 15% – 20% thời điểm trước dịch.
Để hạn chế số lượng doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường, kéo theo vấn đề tài xế nghỉ việc, các doanh nghiệp vận tải nhiều lần kiến nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện kinh doanh, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và taxi.
Theo VTV News
Xem thêm bài liên quan
- Hãng taxi điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyển tài xế với tiêu chuẩn ngoại hình như nhân viên ngân hàng: Cao trên 1,65m, không hình xăm lộ
- Tài xế taxi “chặt chém” khách hơn 500.000 đồng cho 14km bị đuổi việc ngay lập tức
- John Cena lại tậu thêm “adumavtec” Honda Civic Type R, CĐM: Chắc dùng để “gõ” Porsche?