Đã kiểm tra cẩn thận, đèn đã báo đang sạc, nhưng bằng một cách nào đó, 2 tiếng sau chiếc xe điện Audi Q8 e-tron 2024 của khách hàng Mỹ vẫn không sạc thêm được một chút nào.
Đó là trải nghiệm nhớ đời của một người dùng xe điện Audi Q8 e-tron 2024 tại Mỹ.
Chiếc xe đã chinh phục các ngọn núi ở Colorado trong nhiều ngày và cùng với tài xế trở về nhà cũ ở Colorado Springs một cách suôn sẻ. Ngày tiếp theo, tài xế phải có mặt ở Denver vào sáng sớm để trả xe. Và đó cũng là lúc “ác mộng” bắt đầu.
Tài xế đỗ chiếc xe điện Audi vào một trong số ít trụ sạc nhanh ở Colorado Springs rồi đi ăn tối với bạn. Trước khi rời đi, tài xế đã kiểm tra chắc chắn rằng xe đã cắm sạc, đèn đã xanh, trên trụ sạc cũng đã báo như đang sạc. Mọi thứ dường như đều ổn.
Khi người này trở lại trụ sạc sau gần 2 tiếng, màn hình báo xe không sạc thêm được chút nào, như hình bên dưới.

Tài xế hốt hoảng khi thấy thông báo trên màn hình, vì lượng pin còn lại chỉ đủ để xe chạy khoảng 34km, trong khi anh đang ở một căn chung cư không có sẵn trạm sạc, chứ không phải nhà riêng có lắp trụ sạc. Đã là 9 giờ tối và anh phải trả xe ở Denver cách đó 145km vào 6 giờ sáng.
Tài xế cùng với bạn thân lập tức lên mạng tìm kiếm các trạm sạc khác trong khu vực. Họ không cần trạm sạc siêu nhanh cỡ 350kW, mà chỉ cần mức 170kW, miễn là gần.
Họ đã tìm trên tất cả các trang thông tin về trạm sạc, như A Better Routeplanner, ChargeHub, và ChargeFinder, nhưng không thu được gì hữu ích. Đó là do không phải lúc nào các trang web và ứng dụng này cũng cung cấp những thông tin chính xác về điểm sạc.
Tài xế cùng với bạn thân chỉ phát hiện ra điều này khi truy cập trang thứ hai vốn liệt kê trạm sạc 50kW nhưng trên thực tế tối đa chỉ 7kW. Khi đó, chiếc Audi chỉ còn đi được khoảng 16km và đã gần 10 giờ tối. Sau hơn nửa tiếng sạc, họ có đủ pin để đi thêm khoảng 32km.

Họ tìm được trạm sạc thứ ba nhờ sự hỗ trợ của Google Maps cùng với các trang trên. Theo thông tin họ được cung cấp, đó là trạm sạc 150kW, nhưng khi họ tới nơi thì trụ không hoạt động. Họ không thể tiến hành thanh toán để sạc dù đã tìm mọi cách, từ dùng thử cứng cho tới tải ứng dụng về hai điện thoại khác nhau.
Chiếc xe lúc này chỉ còn đủ pin cho khoảng 20km nữa. Họ bắt đầu lo lắng.
Một trạm sạc khác, với công suất tối đa 50kW, ở cách đó khoảng 5km, được người dùng đánh giá khá tốt trên Google Maps. Nó nằm khá gần với hai trạm sạc khác có ít ý kiến đánh giá hơn nên họ tính có thể chuyển nếu không sạc được.
Tuy nhiên, trạm sạc này cũng không hoạt động; đó là trạm EVGO, và cũng giống trạm sạc ChargePoint, tài xế không thể kích hoạt trụ sạc. Lượng pin còn lại quá ít nên họ không muốn mạo hiểm, quyết định đi tìm trạm sạc trong khu vực bằng một chiếc xe Jeep chạy xăng.
May mắn là khi họ quay lại, trạm sạc EVGO cuối cùng cũng hoạt động. Tuy nhiên, “ác mộng” không kết thúc ở đó. Đã 10 giờ tối và trạm này có công suất 50kW nên cần nhiều thời gian để sạc.
Ngoài ra, hệ thống trạm sạc EVGO có giới hạn thời gian cắm sạc tối đa 60 phút/lần, tức là trong 1 tiếng, chỉ có thể sạc khoảng 45% pin. Về lý thuyết, như vậy là vừa đủ để chiếc xe tới Denver.
Sau khi sạc được 1 tiếng, tài xế phải rút sạc rồi cắm lại. Tuy nhiên, khi về đến nhà, tài xế mới phát hiện ra rằng khi anh khóa cửa xe thì phiên sạc cũng kết thúc. Điều đó có nghĩa là tài xế phải ở loanh quanh trạm sạc.
Bài học mà họ rút ra được là phải ngồi trông, cho đến khi chắc chắn rằng xe đang được sạc pin mới rời đi. Và bài học “đau đớn” nữa là tầm quan trọng của việc có trạm sạc đáng tin cậy, dù là ở nhà, cơ quan hay bất cứ nơi nào khác.
Liên minh châu Âu ra điều luật quy định bắt buộc cứ 60km phải có một trạm sạc nhanh từ 150 kW cho xe điện
Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) vừa ban hành một điều luật hứa hẹn sẽ mở rộng mạng lưới trạm sạc nhanh dành cho xe điện một cách mạnh mẽ trên các tuyến đường trọng điểm.
Cụ thể, điều luật này yêu cầu các trạm sạc nhanh (ít nhất 150 kW) cho xe du lịch và xe tải van phải được lắp ở khoảng cách mỗi 60 km dọc theo các hành lang giao thông chính của EU.
Ngoài ra, các trạm sạc này cũng phải được tích hợp phương án thanh toán không cần chạm, thậm chí không yêu cầu lái xe phải đăng ký với một đơn vị cụ thể nào. Các nhà cung cấp phải làm rõ thông tin về giá sạc và tình trạng của trạm sạc để tránh việc người dùng gặp các vấn đề ngoài mong muốn khi đến nơi.

Theo EU, việc giới thiệu các trạm này sẽ bắt đầu “từ năm 2025 trở đi”. Các loại xe hạng nặng sẽ phải chờ lâu hơn, dự kiến toàn bộ mạng lưới sạc điện cho các loại xe này với công suất tối thiểu 350kW sẽ hoàn thành vào năm 2030.
Trong cùng năm đó, đường cao tốc cũng được trang bị trạm tiếp nhiên liệu hydro cho ô tô và xe tải. Đồng thời, các cảng hàng hải sẽ phải cung cấp điện bên bờ cho các tàu chạy điện.
Bên cạnh đó, EU cũng đã đặt mục tiêu cho cơ sở hạ tầng tiếp nhiên liệu hydro cho các phương tiện giao thông đường bộ.

Trong đó, các trạm tiếp nhiên liệu hydro có thể tiếp cận công cộng cần được triển khai trước ngày 31/12/2030. Các trạm này phải được thiết kế với công suất một tấn mỗi ngày với ít nhất một 700 thanh và chúng phải được triển khai cứ sau 200 km dọc theo mạng lõi TEN-T và ít nhất một thiết bị được thiết lập trong mỗi nút đô thị.
Điều luật này là một phần trong chương trình có tên Fit For 55 của EU với mục tiêu giảm khí nhà kính đến 55% vào năm 2030. Thậm chí, EU còn yêu cầu các sân bay phải có trạm sạc điện cho máy bay đậu tại trạm tại tất cả các cổng vào năm 2025 còn các cảng tiếp nhận tàu tải trọng lớn và tàu chở container phải có trạm sạc gần bờ vào năm 2030.
Theo: Tuoitrethudo
Bán xe điện nhưng không có trạm sạc như VinFast, các hãng phải chăng đang “dạo chơi”, người dùng có nên đặt niềm tin?
Trạm sạc công cộng là vấn đề cót lõi của xe điện giống như cây xăng hiện phủ sóng ở mọi nơi đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, ngoài VinFast, vẫn chưa có hãng xe nào có trạm sạc công cộng dù đã bán xe tại thị trường Việt Nam.
Ô tô điện là xu hướng phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đang dành rất nhiều ưu đãi cho loại phương tiện mới này.
Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đang áp dụng Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô điện chạy pin là 0%. Từ ngày 1/3/2025 – 28/2/2027, lệ phí trước bạ đối với ô tô điện chạy pin từ 9 chỗ ngồi trở xuống bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ của xe xăng có cùng số chỗ ngồi.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đang đề xuất Chính phủ hỗ trợ 1.000 USD/xe điện cho người dùng và dành nhiều ưu đãi để phát triển trạm sạc. Điều đó cho thấy sự nghiêm túc của Nhà nước trong phát triển các loại phương tiện chạy bằng pin 100% này.
Ô tô điện đổ bộ Việt Nam
Việt Nam là thị trường ô tô tiềm năng trong khu vực, điều này đã khiến các hãng xe đua nhau “nhảy vào” cuộc đua thị phần.
Đến thời điểm hiện tại, Hyundai IONIQ 5 là mẫu xe mới nhất gia nhập thị trường trong nước hướng đến việc cạnh tranh cùng VinFast VF8. Wuling Hongguang MINI EV cũng đã mở bán chính thức ở nước ta. Ở phân khúc xe sang, BMW iX3, X4 cũng vừa ra mắt thị trường.

Trước đó, hàng loạt các thương hiệu xe sang như Porsche, Audi, Mercedes-Benz, BMW… cũng đã có những sản phẩm mới. Thậm chí, Mercedes-Benz sẽ mở bán đến 3 sản phẩm xe điện mới trong quý III này.
Có thể dễ dàng nhận thấy, các hãng xe trên đều là xe sang, hoặc thị phần xe điện rất nhỏ chỉ hướng đến một bộ phận khách hàng khiêm tốn. Trong khi đó, VinFast đang là thương hiệu ô tô điện mạnh nhất Việt Nam với hàng loạt sản phẩm sắp phủ kín các phân khúc mang đến đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng.
Sự nhộn nhịp của thị trường xe điện ở Việt Nam còn được minh chứng bởi những hãng xe sắp gia nhập trong thời gian tới.
Điển hình nhất trong số này phải kể đến hãng xe thuần điện 100% BYD của Trung Quốc đang có doanh số bán vượt Tesla ở quê nhà. Các dòng sản phẩm của BYD rất đa dạng phân khúc nên khách hàng dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu khách hàng. Khi vào Việt Nam, BYD sẽ là đối trọng thực sự với VinFast.
Ngoài ra, những hãng xe điện khác sẽ gia nhập Việt Nam thời gian tới có thể kể đến như Chery, Geely, Thaco cũng sắp mở bán KIA EV6.
Bán xe điện không trạm sạc, các hãng liệu đang “dạo chơi”, người dùng có dám đặt niềm tin?
Điểm chung của tất cả các thương hiệu xe điện kể trên đều không có trạm sạc pin công cộng dù đã hứa hẹn sẽ phát triển, nhưng việc thực hiện vẫn là của tương lai. Những hãng xe sắp vào thị trường đến giờ vẫn chưa xúc tiến việc hợp tác, mở đại lý hay trạm sạc.
Để sạc pin cho xe, các hãng xe như Hyundai, Audi, Porsche tặng khách hàng mua xe bộ sạc tại nhà với nguồn điện dân dụng 220V và đương nhiên sạc chậm phải mất hàng chục giờ đồng hồ để sạc đầy.
Hiện đại hơn, Audi có một trạm sạc với phòng chờ thương gia nhưng chỉ sạc cùng lúc 3 xe và khách hàng trung tâm Quận 1 mới có thể sử dụng.
Việc sạc của tất cả các hãng xe trên đều cho thấy sự bất tiện trong sử dụng xe hàng ngày của người Việt, những người vốn quen với những thứ tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Đổi từ xe xăng sang xe điện, người dùng đã phải dần thay đổi thói quen sử dụng xe từ “tiện là đi” đến việc phải lên kế hoạch chi tiết cho các chuyến đi để điểm dừng chân có trạm sạc.
Tuy nhiên, việc các hãng xe (trừ VinFast) không có trạm sạc cộng cộng là rào cản lớn với việc tiếp cận khách hàng. Đa số người dùng hiện nay không có hoặc không thể sạc chậm với nguồn điện dân dùng vì không phải ai cũng có nhà mặt đất mà có nhà thì ô tô cũng chưa chắc đã đỗ tận cửa khi ở thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, nếu khách hàng ở chung cư hay tập thể, việc sạc pin đối với ô tô điện gần như là không thể ở thời điểm hiện tại. Do đó, để người dân chuyển dịch từ xe xăng sang xe điện với nhiều hãng xe đến giờ vẫn là bài toán nan giải.
Mặc dù chưa có trạm sạc, nhưng các hãng xe đã tung ra các sản phẩm và việc không có trạm sạc khiến doanh số sẽ bị đặt dấu hỏi lớn. Nhiều hãng sẽ không quan trọng doanh số bởi sản phẩm của họ chỉ định hướng đến một đối tượng khách hàng rất nhỏ.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar), trạm sạc là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua xe của người dùng. Nếu mua ô tô mà không thể đi xa vì không có trạm sạc công cộng, sẽ chẳng nhiều người sẵn sàng “trút hầu bao” để thay đổi thói quen sử dụng.
“VinFast bỏ ra hàng trăm triệu USD để xây dựng trạm sạc, các hãng khác chưa thể sạc chung nên ở Việt Nam, khó có hãng xe điện nào cạnh tranh được”, ông Hải Kar chia sẻ.
Nhìn vào thực tế xe điện hiện nay, người dùng vẫn còn nhiều băn khoăn liệu các hãng xe điện đang “dạo chơi”, thăm dò thị trường, bán được mới xây trạm sạc để giành thị phần hay… chỉ “bán cho vui”. Khi lòng tin của người dùng vào xe điện của các hãng xe vẫn bị đặt dấu hỏi lớn thì việc nhiều người lựa chọn những hãng xe khác gần như bất khả năng thi.
Thời điểm này, chỉ có VinFast mới đáp ứng được vấn đề trạm sạc khi họ đã bỏ ra hàng trăm triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng là trạm sạc công cộng ở khắp 63 tỉnh thành để sẵn sàng thay đổi thói quen người dùng, sử dụng “phương tiện xanh”.
Theo: danviet
Xem thêm bài liên quan
- Để có thể phát triển thần tốc tại Châu Âu, hãng xe Việt Nam VinFast phải cần đến thứ này: Là một “tấm hộ chiếu” đặc biệt cho từng pin
- Bán xe điện nhưng không có trạm sạc như VinFast, các hãng phải chăng đang “dạo chơi”, người dùng có nên đặt niềm tin?
- Không phải Việt Nam, đây mới là quốc gia sắp vượt mặt Thái Lan để trở thành “công xưởng” ôtô mới của ĐNÁ