Changan Shenlan S7 lộ diện với thiết kế hầm hố gọi nhớ tới siêu xe Ferrari Purosangue với đèn pha LED nằm ngang, hốc gió được mở rộng ra, xe sở hữu la-zăng với thiết kế các chấu mâm to bản, sơn 2 màu, tay nắm cửa ẩn vào trong thân xe, tạo thành thiết kế liền khối và đèn hậu trải dài hết đuôi xe.
Thương hiệu Shenlan là một dự án hợp tác giữa Changan, nhà sản xuất pin CATL hàng đầu tại Trung Quốc với gã khổng lồ công nghệ Huawei. Thương hiệu này được định vị phía trên Changan và bên dưới Avatr.
Hiện Shenlan chỉ bán một chiếc xe duy nhất là SL03 thuộc phân khúc sedan, nhưng trong thời gian tới, họ sẽ sớm cho ra mắt mẫu xe thứ 2, là 1 chiếc SUV mang tên gọi S7.
Trước khi mang mẫu xe Shenlan S7 đến Triển lãm ô tô Thượng Hải vào tháng 4, Shenlan đã tung hình ảnh chi tiết về chiếc SUV của mình và đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của giới truyền thông nước này.
Changan Shenlan S7 lộ ảnh chi tiết trước ngày ra mắt, SUV có kích thước gần giống VinFast VF8, giá dự kiến từ 550 triệu đồng
Nhìn lướt qua các hình ảnh do hãng xe Trung Quốc đăng tải, S7 có ngoại hình khá hầm hố và thiết kế khí động học với một số chi tiết thể thao, như vòm bánh xe màu đen và khung cửa sổ màu đen.
Nó cũng có tay nắm cửa bật ra và thu gọn vào, bằng với thiết kế bên hông để giảm thiểu khả năng cản gió và bánh xe hợp kim thể thao với các chấu mâm to bản, sơn 2 màu tương phản, bên trong có kẹp phanh cùng màu thân xe.
Về kích thước, Changan Shenlan S7 có các số đo như chiều dài 4.750 mm, rộng 1.930 mm và cao 1.625, xe có chiều dài cơ sở 2.900 mm, như vậy, kích thước tổng thể của xe gần giống với SUV hạng D như VinFast VF8 (dài x rộng x cao 4.750 x 1.900 x 1.660), chiều dài cơ sở 2.950 mm.
Bên trong khoang lái, xe Shenlan S7 có nội thất khá nổi bật khi được trang trí màu nâu cam, xe có màn hình trung tâm khổng lồ, vì thế, giúp cho bảng điều khiển trung tâm không còn nút bấm cơ học nào, tạo ra không gian trống trải ở đây, để tích hợp hộc chứa đồ siêu rộng, có thêm chỗ để sạc không dây cho 2 điện thoại thông minh, xe có vô lăng thiết kế khá thú vị với hai nan hoa, hai nút điều khiển nhỏ và đáy phẳng, tay mở cửa truyền thống bị loại bỏ và thêm vào đó là nút mở cửa nhỏ gọn.
Shenlan sẽ bán ra thị trường 2 phiên bản của S7 là sử dụng động cơ điện hoàn toàn EV sẽ có sẵn 2 công suất tối đa là 218 mã lực hoặc 258 mã lực. Còn bản EREV, xe thuần điện nhưng được trang bị thêm động cơ xăng nhỏ chỉ để phát điện trong trường hợp xe gần hết bình sẽ có động cơ điện cho ra công suất 238 mã lực và động cơ xăng 1,5 lít , mang đến 95 mã lực.
Shenlan S7 sẽ ra mắt công chúng tại Triển lãm ô tô Thượng Hải 2023 vào tháng 4, sau đó sẽ được tung ra thị trường Trung Quốc với giá dự kiến sẽ bắt đầu khoảng 160.000 nhân dân tệ, tương đương 550 triệu đồng.
MG VS HEV ra mắt – SUV mới nhất MG tham chiến khu vực Đông Nam Á, đối đầu với Toyota Corolla Cross
MG VS HEV trang bị đúng kiểu Trung Quốc, là dòng mới nhất của MG tham chiến khu vực Đông Nam Á.
Nằm cùng phân khúc Honda HR-V, Nissan Kicks hay Toyota Corolla Cross, MG VS HEV vừa ra mắt tại Thái Lan có ưu thế là dòng xe thuần hybrid. Chiếc SUV điện hóa có 2 cấu hình là Model D và Model X với giá quy đổi khởi điểm lần lượt 567,4 và 607 triệu đồng.
Kích thước MG VS HEV được công bố: 4.370 mm dài, 1.809 mm rộng và 1.653 mm cao, chiều dài cơ sở 2.585 mm. Bộ khung trên của chiếc SUV MG… bé hơn toàn diện so với đối thủ HR-V với thông số lần lượt là 4.385 x 1.790 x 1.590 mm, chiều dài cơ sở 2.610 mm.
Hệ truyền động trên MG VS HEV kết hợp động cơ 1.5L 4 xy-lanh 108 mã lực, 142 Nm với mô tơ điện 94 mã lực, 200 Nm và hộp số CVT dẫn động trục trước.
Tổng công suất hệ thống là 175 mã lực, mô-men xoắn 350 Nm. Mức tiêu thụ nhiên liệu xe dừng ở 4 lít trung bình mỗi 100 km.
Tổng công suất hệ thống là 175 mã lực, mô-men xoắn 350 Nm. Mức tiêu thụ nhiên liệu xe dừng ở 4 lít trung bình mỗi 100 km.
Ngoại thất MG VS HEV mô phỏng một dòng xe thuần Trung Quốc là Roewe Lomemo với khá nhiều trang bị đáng chú ý như đèn pha bi-LED tự động, đèn ban ngày LED, đèn sương mù sau, mâm khí động học 17 inch, giá chằng đồ trên trần và cửa hậu chỉnh điện rảnh tay.
Khu vực bên trong cabin MG VS HEV cũng giàu trang bị không kém với cửa sổ trời cỡ lớn, phanh tay điện tử tự động, da bọc tổng hợp 2 tông màu, gương chiếu hậu chống lóa, ghế lái chỉnh điện 6 hướng, 2 màn 12,3 inch hỗ trợ Apple CarPlay tại táp lô, bàn sạc điện thoại không dây, 6 loa, 4 cổng USB và camera toàn cảnh.
Trước MG VS HEV ở phân khúc hybrid, MG đã có 2 dòng xe thuần điện là MG EP có tầm vận hành 380 km mỗi lần sạc và MG ZS EV.
Các hãng xe Trung Quốc liệu đã đạt tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế? Có những cái tên đặt tham vọng tham chiến toàn cầu
Xe Trung Quốc trong thập kỷ gần nhất đã vươn tầm cạnh tranh sòng phẳng các hãng xe quốc tế tại sân chơi nội địa, nhưng liệu đã đủ sức bước chân ra ngoài biên giới nước này lại là vấn đề khác.
Trung Quốc, từ nhiều thập kỷ trở lại đây, đã là thị trường xe quan trọng nhất thế giới. Với doanh số thường niên lên tới hàng chục triệu xe, Trung Quốc luôn được các tập đoàn xe quốc tế hàng đầu như Toyota, Volkswagen hay GM ưu tiên đặc biệt khi đều có một đội hình xe sản xuất và lắp ráp riêng tại đây.
Trong khi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phần nào đã chạm đến giới hạn của mình, Trung Quốc dù là thị trường có doanh số lớn nhất toàn cầu vẫn được coi là chưa chạm tới tiềm năng lớn nhất.
Miễn là có sản phẩm đủ sức cạnh tranh dù là ở phân khúc SUV, sedan hay minivan (đây là khu vực hiếm hoi sedan lẫn minivan vẫn được chuộng), bất kỳ hãng xe nào cũng có thể giành lấy miếng bánh thị phần.
Thêm vào đó, Chính phủ Trung Quốc cũng rất chịu khó kích cầu để thúc đẩy thị trường xe trong nước. Các thương hiệu xe nội địa cũng được ủng hộ tham chiến các thị trường quốc tế. Tuy nhiên liệu họ có đủ sức bước ra khỏi biên giới quốc gia này?
Về thiết kế, có thể nói người Trung Quốc đủ sức chinh phục người tiêu dùng các khu vực khác. Không còn phải đi vay mượn thiết kế xe hot bên ngoài như cách đây 1 – 2 thập kỷ (ít nhất là với các thương hiệu lớn có tham vọng quốc tế hóa), giờ xe Trung Quốc đều có bộ khung được định hình khá ấn tượng của riêng mình khi họ thường có cả studio thiết kế riêng tại châu Âu và Mỹ.
Chất lượng là một vấn đề đáng lưu tâm khác của xe Trung Quốc. Không thể phủ nhận các hãng xe tới từ quốc gia này đã rất cố gắng cải thiện vấn đề trên trong những năm qua. Cả công nghệ thông tin giải trí và chất liệu chế tạo thân vỏ lẫn nội thất mà họ sử dụng đến thời điểm này đều không khác gì các hãng xe quốc tế.
Tuy vậy, chất lượng hệ truyền động và độ bền khi sử dụng của xe, với từng thương hiệu khác nhau, vẫn còn cần được kiểm chứng trong thời gian dài, và họ cần vượt qua được định kiến ban đầu của người tiêu dùng nếu muốn chinh chiến tại các nước phương Tây. Chỉ một sai lầm nhỏ ban đầu cũng có thể khiến các thương hiệu Trung Quốc hụt hơi hoàn toàn trước các đối thủ bản địa.
Tiếp đến, có 3 yếu tố mà xe Trung Quốc vẫn thua xa các đối thủ quốc tế: độ phủ sóng, danh tiếng và lịch sử. Ngoài Hongqi (Hồng Kỳ), không một hãng xe Trung Quốc nào có lịch sử đủ vững mạnh. Ngay cả thương hiệu xe sang nói trên, khi nhìn nhận 2 khía cạnh độ phủ và danh tiếng quốc tế, cũng không có cửa cạnh tranh.
Về thông số, trong năm 2021, có 125 thương hiệu Trung Quốc với tổng doanh số 13,2 triệu xe. Dù mức trên tăng 21% so với năm 2020 (và cao hơn tỉ lệ tăng trưởng 6% của thị trường toàn cầu), lượng xe bán ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc chỉ là 885.000 chiếc, tương đương 7%, tỉ lệ vẫn còn quá ít ỏi.
Các thị trường xe Trung Quốc xuất khẩu sang hiện tại chủ yếu vẫn là hạng 2 như Đông Nam Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latin hay Trung Đông. Số xe xuất sang châu Âu rất ít (chiếm 6% trong 885.000 xe), còn Bắc Mỹ gần như là không.
Theo Tuổi trẻ / thanh niên Việt
Xem thêm bài liên quan
- Cận cảnh SUV chạy điện từ tập đoàn Alibaba: Ngang cỡ VinFast VF8, sạc 15 phút đi được 500km, giá từ 720 triệu
- Kia EV5 lần đầu lộ diện không che ngoài đời thực: Một số điểm khác concept, ngắn hơn nhưng cao và rộng hơn cả Sportage
- Sau EV9, Kia lại sắp có SUV điện EV5: Đối thủ tiềm năng của VinFast VF8, có cửa ngược, “lầu vọng cảnh” như Rolls-Royce và còn hơn thế nữa!