Khi vụ bê bối “thế kỷ“ liên quan đến công ty con Daihatsu bị phát hiện gian lận trong việc kiểm tra an toàn vẫn còn chưa lắng xuống, thì hãng xe Nhật Bản Toyota đã khiến người dùng toàn cầu tiếp tục phải thất vọng khi dính tới một loạt sự cố liên quan đến hầu hết các mẫu xe của mình.
Từ gian lận an toàn đến sự cố động cơ
Như đã biết cuối tháng 12 vừa rồi, công ty con Daihatsu Motor của Toyota đã dính phải một bê bối được ví “khủng khiếp” nhất ngành ô tô trong thế kỷ 21, khi bị phanh phui gian lận trong việc kiểm tra an toàn va chạm bên hông của hầu hết các mẫu xe do hãng này này sản xuất.
Một cửa hàng của Daihatsu tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP
Cụ thể, ngoài những sai phạm được phát hiện hồi tháng 4 và 5 năm 2023 về bài kiểm tra va chạm bên hông ôtô và các bộ phận cửa xe, kết quả điều tra còn phát hiện nhiều vấn đề bất thường mới ở 174 điểm trong 25 hạng mục thử nghiệm. Vấn đề này đã ảnh hưởng tới 88.000 ô tô cỡ nhỏ gồm cả thương hiệu Daihatsu và Toyota, trong đó có nhiều các mẫu xe đang bán ở thị trường Việt Nam.
Sự việc chấn động ngành công nghiệp ô tô này nghiêm trọng đến nỗi Daihatsu đã phải thông báo sẽ tạm thời ngừng sản xuất tại các xưởng trong nước cho đến ít nhất cuối tháng 1/2024.
Trước đó, công ty con của Toyota này cũng đã thông báo phải tạm thời dừng toàn bộ hoạt động phân phối tại thị trường trong nước sau khi phát hiện đa số các mẫu ôtô của họ đều bị ảnh hưởng do vụ bê bối gian lận thử nghiệm an toàn. Ngoài ra, sau khi thông tin được công bố, vào cuối tháng 12 vừa rồi, Bộ Giao thông Nhật Bản cho biết đã bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc.
Soichiro Okudaira, chủ tịch Daihatsu thừa nhận: “Sự việc này khiến nền tảng chúng tôi xây dựng lâu nay bị lung lay. Điều này rất nghiêm trọng. Chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động bàn giao xe cho tới khi được cơ quan quản lý cho phép”.
Khi sự việc liên quan đến Daihatsu chưa kịp lắng xuống, thì một loạt vụ bê bối về chất lượng và độ an toàn khác đối với hãng xe lớn nhất và từng được ca ngợi “bền bỉ” nhất thế giới này đã xuất hiện. Mới nhất, theo Reuters, Toyota đã cảnh báo 50.000 chủ xe ở Mỹ ngừng lái xe, sửa chữa ngay lập tức.
Cụ thể, mới hôm thứ Hai vừa rồi (29/1), Toyota cho biết họ đang kêu gọi chủ sở hữu của 50.000 xe cũ ở Mỹ tiến hành sửa chữa thu hồi ngay lập tức vì bộ bơm túi khí có thể phát nổ và có khả năng gây tử vong cho người lái xe.
Một bộ phận bơm hơi túi khí Takata bị thu hồi. Ảnh: Reuters
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết khuyến cáo “Không được lái xe” áp dụng cho một số xe Corolla đời 2003-2004, Corolla Matrix 2003-2004 và RAV4 2004-2005 có bộ bơm túi khí Takata.
Hơn 30 trường hợp tử vong trên toàn thế giới, trong đó có 26 trường hợp tử vong ở Mỹ và hàng trăm người bị thương trên các phương tiện của một số nhà sản xuất ô tô kể từ năm 2009 có liên quan đến bộ bơm túi khí Takata có thể phát nổ, giải phóng các mảnh kim loại bên trong ô tô và xe tải.
Toyota cho biết đợt triệu hồi RAV4 liên quan đến túi khí người lái trong khi các đợt triệu hồi khác chỉ liên quan đến túi khí hành khách phía trước. Một số mẫu xe Corolla (Altis) cũng nằm trong đợt triệu hồi thứ hai có thể khiến túi khí bung ra ngay cả khi không xảy ra va chạm.
Hầu hết các mẫu xe của Toyota đều có tên
Nỗi thất vọng về Toyota chưa dừng lại ở đó. Cũng vào hôm thứ Hai vừa rồi, Toyota Industries Cooperation (TICO), một đơn vị con của Toyota, cũng đã báo cáo lên hãng mẹ về những dấu hiệu bất thường trong thử nghiệm liên quan đến động cơ diesel sử dụng trên nhiều mẫu xe của hãng
Danh sách động cơ và các xe bị ảnh hưởng bởi sự cố tại Toyota Industries Cooperation (TICO). Ảnh: Toyota
Theo đó, điều tra cho thấy những bất thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm công suất cho 3 loại động cơ dầu. Cụ thể, ECU có dấu hiệu đạt hiệu suất thấp hơn thông thường. Hiện, có 10 mẫu xe sử dụng các loại động cơ này có bán trên thị trường toàn cầu.
Theo thông báo của Toyota, các động cơ bị ảnh hưởng gồm: động cơ 1GD dùng cho các mẫu Toyota Land Cruiser Prado (bản máy dầu, bán ra từ tháng 8/2020), Toyota Hi-Ace/Grance/Mazda Bongo, Hino Dyna/Dutro, Toyota Hilux, và Toyota Fortuner bán ra thị trường từ tháng 5/2020 tới nay.
Động cơ 2GD dùng cho các xe Toyota Hilux (sản xuất Thái Lan xuất khẩu Nhật Bản) và Toyota Innova (châu Á). Động cơ F33A dùng cho xe Toyota Land Cruiser 300 (bán ra từ tháng 8/2021) và Lexus LX500d (bán ra từ tháng 1/2022).
Theo hãng tin Kyodo, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã yêu cầu dừng giao các động cơ nêu trên đến khi đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu quả môi trường. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng sẽ điều tra nguyên nhân nhằm ngăn ngừa việc tái diễn.
Toyota cho biết họ đã bán được khoảng 84.000 động cơ diesel ô tô bị ảnh hưởng trong năm tài chính tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2023. Koji Sato, Giám đốc điều hành của Toyota, nói với các phóng viên sau đó vào thứ Hai rằng công ty này đã sử dụng 36.000 mẫu động cơ bị ảnh hưởng này trên toàn thế giới mỗi tháng, tương đương 432.000 chiếc mỗi năm.
Biểu tượng lung lay
Thực tế, chất lượng của các mẫu xe Toyota đã bị người dùng toàn cầu đặt dấu hỏi trong những năm qua. Cũng vào tháng 12 năm ngoái Toyota đã phải thông báo triệu hồi 1,12 triệu xe trên toàn thế giới do lỗi cảm biến có thể khiến túi khí không bung ra theo thiết kế.
Chủ tịch Toyota Motor, Akio Toyoda, xin lỗi về bê bối tại ba công ty thuộc tập đoàn trong cuộc họp báo ở Nagoya, Nhật Bản vào ngày 30 tháng 1 năm 2024. Ảnh: Kyodo
Trong tuyên bố, Toyota nêu rõ các mẫu xe thuộc diện triệu hồi được sản xuất từ năm 2020-2022, gồm có Avalon, Camry, Corolla, RAV4, Lexus ES250, RX350 Highlander và mẫu Sienna chạy bằng động cơ hybrid. Trong số này có 1 triệu xe tại Mỹ.
Vào tháng 7/2022, Toyota cũng đã thông báo thu hồi 3.500 xe thể thao đa dụng RAV4 tại Mỹ do lỗi cảm biến OCS có thể dẫn đến thiếu chính xác trong việc xác định đối tượng ngồi trong xe, như trẻ nhỏ.
Hôm thứ Ba vừa rồi, theo Reuters, Toyota đã tiếp tục được công bố là nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới năm thứ tư liên tiếp sau khi đạt doanh số kỷ lục hàng năm là 11,2 triệu xe vào năm 2023.
Tuy nhiên, có rất ít sự vui mừng trong sự kiện này từ Toyota, thậm chí chủ tịch của hãng là ông Akio Toyoda đã phải đứng lên xin lỗi về bê bối tại ba công ty thuộc tập đoàn trong cuộc họp báo ở Nagoya, Nhật Bản vào ngày 30 tháng 1. Đơn giản vì Toyota hiểu rằng họ giành được doanh thu lớn, nhưng đang dần đánh mất niềm tin của người dùng!
Theo: Công Luận
Trước thông tin “Toyota mẹ” gian lận động cơ, Toyota Việt Nam chính thức lên tiếng khẳng định: “Không mẫu xe nào tại VN bị ảnh hưởng”
Vụ việc Daihatsu còn chưa xong, hãng xe Nhật Bản Toyota tiếp tục nhận tin không vui khi họ được cho là gian lận cả động cơ. Mới đây Toyota Việt Nam đã lên tiếng và cho biết không có mất kỳ mẫu xe nào của mình bị ảnh hưởng.
Tập đoàn Công nghiệp Toyota (Toyota Industries Corporation), một công ty thành viên của Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản, đã thông báo vào ngày 29/01/2024 rằng có một số bất thường trong thử nghiệm chứng nhận công suất đầu ra áp dụng cho một số quốc gia được phát hiện trên ba mẫu động cơ Toyota.
Tuy nhiên, vấn đề này được Tập đoàn Toyota xác nhận là không ảnh hưởng tới bất kỳ mẫu xe nào do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam sản xuất và phân phối tại Việt Nam.
Vấn đề này liên quan đến những bất thường trong quy trình chứng nhận động cơ dầu, nhưng không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến công suất, mô-men xoắn hoặc các giá trị liên quan đến hệ thống truyền động khác. Ngoài ra, những bất thường này cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng khí thải hoặc sự an toàn của xe.
Vì vậy, chúng tôi xin khẳng định Quý Khách hàng có thể yên tâm sử dụng các mẫu xe do Toyota Việt Nam phân phối.
Chúng tôi chân thành gửi lời xin lỗi tới Quý khách hàng vì những lo ngại mà vấn đề này có thể gây ra.
Toyota Vietnam announcement on Toyota Industries’ engine certification irregularities
Toyota Industries Corporation, a company affiliated with Toyota Motor Corporation, announced on January 29, 2024, that irregularities in horsepower output certification tests applicable to certain countries were found on three Toyota engine models. However, Toyota Motor Corporation has confirmed that this issue does not affect any vehicle that Toyota Motor Vietnam produces and distributes.
As a reference, this matter relates to irregularities in the diesel engine certification process based on national requirements in certain countries, but does not have any impact on horsepower, torque, or other powertrain-related values. Additionally, these irregularities do not compromise the emissions or safety of their vehicles.
We would like to reassure our customers by stating that we believe their vehicles are unaffected by these irregularities.
We apologize for any confusion or concern this issue may have caused.
Trước đó vào ngày 29/1, tập đoàn ô tô Toyota của Nhật Bản cho biết Toyota Industries Corp. – công ty cung cấp phụ tùng của tập đoàn này – đã làm giả dữ liệu về công suất đầu ra của động cơ diesel do công ty chế tạo. Những động cơ diesel này được lắp đặt trên 10 dòng xe Toyota bán trên toàn cầu.
Trong thông báo, Toyota cho biết sẽ tạm dừng bàn giao các dòng xe sử dụng động cơ diesel do Toyota Industries Corp. cung cấp, trong đó có xe SUV cao cấp Land Cruiser 300 và xe bán tải Hilux. Toyota cũng cho hay các động cơ và xe bị ảnh hưởng hiện đã đáp ứng các tiêu chuẩn về công suất đầu ra trong cuộc kiểm tra, đánh giá do hãng tiến hành sau khi vụ gian lận dữ liệu bị phát giác.
Công suất đầu ra là một trong những thông số chính, phản ánh sức mạnh của động cơ. Công suất càng lớn thì tốc độ xe càng cao.
Những năm gần đây, tập đoàn Toyota liên tiếp gặp phải các vụ bê bối về vấn đề kiểm soát chất lượng. Tháng trước, Daihatsu Motor Co. – công ty con chuyên sản xuất ô tô cỡ nhỏ của Toyota, đã dừng tất cả các đơn hàng ở trong nước và quốc tế sau khi kết quả một cuộc điều tra của bên thứ ba cho thấy công ty này đã gian lận dữ liệu về các cuộc kiểm tra an toàn đối với hầu hết sản phẩm của công ty.
Trước đó, tháng 3/2022, một công ty con khác của Toyota là Hino Motors thừa nhận đã gian lận trong các báo cáo dữ liệu về khí thải và mức tiết kiệm nhiên liệu gửi tới cơ quan quản lý vận tải.
Theo: Toyota
Xem thêm bài liên quan
- Hãng xe Nhật Bản Toyota dừng xuất xưởng thêm 3 mẫu xe sau bê bối gian lận thử nghiệm động cơ, có cả “chuyên cơ mặt đất” Alphard
- Sau bê bối của Daihatsu, hãng xe Nhật Toyota tiếp tục phát hiện gian lận động cơ: Có nhiều mẫu xe đang bán tại Việt Nam?
- Hãng xe điện Việt Nam – VinFast đem bộ đôi VF8 và VF9 tham gia triển lãm của Hiệp hội đại lý xe hơi Mỹ