Tài xế sử dụng chiếc xe điện Tesla Model 3 để chạy Uber với quãng đường khoảng 500km mỗi ngày, đều đặn 6 ngày một tuần và dùng sạc siêu nhanh mỗi ngày 2 lần.
Dobson, chủ sở hữu chiếc Tesla Model 3 ở Mỹ mua từ tháng 7/2022, cho biết xe của anh đã bị hỏng sau khi đồng hồ công-tơ-mét chạm mốc 120.000 dặm (khoảng 193.000km). Quãng đường trên là con số rất lớn với người dùng ô tô phổ thông nhưng lại khá bình thường với một tài xế Uber (dịch vụ taxi công nghệ, tương tự Grab) như anh.
Chủ xe cho biết chiếc Model 3 đã bị hỏng sau 15 tháng sử dụng. Dobson khẳng định nhà sản xuất Tesla đã không chuẩn bị cho những tình huống sử dụng mà chiếc xe có thể gặp phải. Anh nói thêm rằng pin của phương tiện đã bị ch.ế.t đ.ột ng.ột, không phải do xuống cấp dần dần.
Tại thời điểm chiếc Model 3 đạt mốc khoảng 150.000km, pin báo đã hao hụt 11%. Tuy nhiên khi công-tơ-mét vượt qua ngưỡng 170.000km, chủ xe nói đã nhận thấy mức độ xuống cấp và phạm vi hoạt động của pin giảm rõ rệt. Lúc này, xe chỉ đi được khoảng 273-290km ngay cả khi xe được sạc đầy.
Trong khi đó theo một nghiên cứu năm 2022, xe điện Tesla chỉ bị mất khoảng 12% dung lượng pin sau khi đi quãng đường trên 320.000km.
Dobson khẳng định nhà sản xuất Tesla nói với anh rằng chiếc xe xuống cấp là do hao mòn trong quá trình sử dụng, tuy nhiên tài xế này không đồng ý với điều đó. Anh cho rằng việc này diễn ra quá nhanh và liệu rằng việc dùng sạc nhanh 2 ngày mỗi lần và sạc đầy tới 90-95% pin có phải nguyên nhân?
Chiếc Model 3 thực sự phát sinh vấn đề khi một ngày, tài xế sạc qua đêm ở nhà và thấy xe hiển thị đi được 273km. Nhưng vào cuối ngày, Dobson sử dụng trạm sạc nhanh Supercharge của Tesla thì xe thông báo chỉ đi được tối đa 56km. Lúc này, anh nhận được thông báo từ Tesla yêu cầu mang xe đến kiểm tra.
Nhà sản xuất xe cho biết người chủ sẽ tốn 9.000 USD (khoảng 220 triệu đồng) để thay pin. Dobson đồng ý và sau đó tuân thủ việc sạc tối đa 80% theo khuyến nghị của Tesla, khi đó quãng đường đi được sẽ khoảng 258-273km.
Nhà sản xuất chỉ bảo hành 1 năm cho pin thay mới. Điều này khiến chủ xe nghi ngờ rằng pin mà anh được thay không phải loại mới hoàn toàn mà là hàng tân trang. Dobson cho biết chiếc Tesla Model 3 của anh sau khi thay pin có thể đi được 333km nếu sạc đầy 100% pin. Con số này thấp hơn 14% so với thông số của một chiếc xe Model 3 khi xuất xưởng.
Theo Insideevs, Tesla không có bộ phận truyền thông tại Mỹ nên trang tin chuyên về xe điện này chưa thể có phản hồi từ nhà sản xuất.
Chiếc Tesla Model 3 của Dobson thuộc phiên bản tiêu chuẩn, sản xuất năm 2019. Xe được anh mua lại với giá 53.000 USD (khoảng 1,29 tỷ đồng) vào tháng 7/2022 khi nó chỉ “chạy lướt” một chút. Đáng tiếc là chỉ vài tháng sau, Tesla đã giảm giá mạnh cho dòng xe Model 3 và hiện nay chiếc xe tương tự có giá mới là 38.990 USD (khoảng 950 triệu đồng).
Trước đó, tài xế này dùng chiếc Toyota Camry để chạy Uber và dù phải bù thêm tiền để đổi sang chiếc Model 3 nhưng anh lại tiết kiệm được tới 10.000 USD (khoảng 243 triệu đồng) tiền bảo dưỡng.
Theo: dantri
VinFast hơn cả một chiếc xe đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đừng “cạnh khóe, tự nhục” nữa!
Một chia sẻ mới đây của người dùng về thương hiệu xe điện Vinfast đã nhận được chú ý từ nhiều người.
Chúng tôi xin phép được trính nguyên văn toàn bộ chia dẻ của một người dùng MXH nói về VinFast Việt Nam:
“Vinfast và tâm lý tự nhục của dân Đông Lào.
Mình rất ít khi bày tỏ quan điểm for hay against về doanh nghiệp Việt. Ai giàu mà không khôn, vật chất không tự nhiên sinh ra, tiền không tự nhiên từ túi người này chảy qua túi người khác.
Nhưng mình rất ngạc nhiên là dân mình, nhất là một số bác KOL, một số bác có tiếng nói trên mạng có tí kiến thức về kinh tế lại cứ “cạnh khoé” Vinfast, hả hê khi cổ phiếu họ xuống, xe bị thu hồi. Cái này, đúng là tâm lý tự nhục.
Vinfast nói cho công bằng là lĩnh vực kinh doanh mang tính đóng góp nhất cho đất nước của Vin. Đẩy mạnh công nghiệp, phát triển cái mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo công ăn viêc làm, và quan trọng là đóng góp vào bảo vệ môi trường, chẳng địa tô cũng không chủ thầu.
Nếu bạn đi cạnh một cái xe buýt chạy dầu hay chạy xăng trên đường so với đi cạnh cái xe buýt vinfast thì sẽ thấy lợi ích của không bị ồn, không bị khói bụi. Thái độ và chất lượng phục vụ của taxi và xe buýt thì cứ gọi là vượt trội, không tin thì hỏi các cụ già và các em sinh viên.
Mà hơn nữa, họ có lấy tiền thuế của nhà nước hay lừa đảo gì các bạn để làm ô tô đâu, sao mà hả hê một cách hèn mọn như thế! Sao không học Hàn học Nhật, những chiếc xe đầu tiên lỗi đầy ra, họ vẫn dùng, có tiêu thụ mới có động lực và doanh thu cho người sản xuất để cải tiến. Chứ cứ chê thế thì đi xe nhập, làm giàu cho nước ngoài, và hả hê là mình thông thái?!
Hàng Việt nếu không quá tệ thì nên ủng hộ, như ra chợ bó rau sâu của bác bán rau, mua cho bác còn có tiền đong gạo, mà tệ quá không mua cùng đừng chê để người khác người ta cũng bỏ đi. Dân mình cả, đồ cùa mình cả, không tiêu thụ thì ai giúp, mình không giúp thì để người khác người ta làm!!!
Đúng là khó chịu mà!!!!”
Còn bạn, bạn nghĩ gì về ý kiến trên, hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn ở phần bình luận nhé!!!
Cre: Van Nguyen
Các đại lý xe hơi nói gì trước cơ hội bắt tay với VinFast sau khi hãng xe Việt đổi “chiến thuật” tại Mỹ: Doanh số sắp tăng mạnh?
VinFast – công ty vừa niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Nasdaq hồi tuần trước, mang lại cho các đơn vị chuyên phân phối ô tô tại Mỹ nhiều cảm xúc trái chiều sau khi VinFast thay đổi chiến lược bán hàng.
VinFast, với khoảng gần 3.000 xe đã “đặt chân” tới khu vực Bắc Mỹ từ cuối năm 2022, cho biết họ đang có những điều chỉnh đối với mô hình phân phối cũ, vốn dựa trên cách tiếp cận trực tiếp khách hàng mà Tesla áp dụng. Giờ đây, VinFast muốn bán xe thông qua các đại lý trung gian.
“Mở các cửa hàng của riêng chúng tôi là một kế hoạch tuyệt vời nhưng tiêu tốn nhiều thời gian”, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy, trả lời phỏng vấn Reuters trước thềm cổ phiếu VFS được giao dịch tại Mỹ. “Cùng chung sức với các đối tác để đi nhanh hơn là hướng tiếp cận mới”, bà chia sẻ.
Một số đơn vị phân phối được liên hệ bởi Reuters tỏ ra khá cởi mở về ý tưởng mới này. Tuy nhiên, điều họ cần là những thông tin chi tiết về phương thức bán hàng mới của hãng xe Việt, trong đó bao gồm chiến lược phát triển, kế hoạch phân phối linh kiện, chế độ bảo hành và yêu cầu cũng như ưu đãi đối với các đại lý.
“Có còn chỗ cho các hãng xe mới hay không? Tất nhiên là có. Nhưng còn quá sớm để nói trước bất cứ điều gì”, George Glassman, Chủ tịch Glassman Automotive Group, đơn vị đang phân phối 5 thương hiệu xe hơi tại Detroit, chia sẻ với Reuters. “Tôi cần nhiều hơn những thông tin trước khi đưa ra quyết định”, ông nói.
Cổ phiếu VinFast chào sàn Nasdaq trong phiên giao dịch 15/8 với nhiều điểm nhấn. Giá cổ phiếu của công ty này chốt phiên giao dịch đầu tiên ở mốc 37,06 USD, tương ứng mức tăng hơn 60%, đưa vốn hóa vượt 85 tỷ USD, cao hơn một số tên tuổi trong làng xe hơi như Ford và General Motors. Tuy nhiên, giá cổ phiếu VFS liên tục sụt giảm trong hai phiên giao dịch sau đó, hiện còn hơn 15 USD khi phiên giao dịch 18/8 khép lại.
Công ty này đã mở tổng cộng 122 đại lý bán xe trên toàn cầu tính tới tháng 6 năm nay, với phần lớn trong số đó tập trung tại khu vực bờ Tây nước Mỹ, cung cấp trực tiếp sản phẩm tới tay khách hàng.
Trong thời gian tới, công ty dự kiến “bắt tay” với nhiều nhà phân phối nhằm gia tăng số lượng điểm bán hàng tại Bắc Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.
“Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng phương thức bán hàng mới và đang trong giai đoạn thương thảo với các đối tác tiềm năng. Chi tiết của quá trình này sẽ được thông báo trong thời gian tới”, bà Thủy chia sẻ.
Tương tự diễn biến thị giá cổ phiếu kể từ khi chào sàn, hãng xe này được dự báo phải đối mặt với nhiều thách thức phía trước. Theo các đơn vị bán xe tại Mỹ, còn quá nhiều các câu hỏi cần lời giải đáp.
“Quan ngại lớn nhất đến từ danh tiếng của chính các đại lý”, Scott Fink, CEO Fink Automotive Group, đơn vị chuyên phân phối các dòng xe của Volkswagen và Subaru tại bang Florida, chia sẻ với Reuters. “Nếu chúng tôi bán một chiếc xe cho bạn, mà bạn không thể tìm được một cái chắn bùn lúc cần thay thế, mọi tội lỗi sẽ đổ hết lên đầu chúng tôi. Và tôi chắc chắn sẽ không làm điều đó”, ông bổ sung.
“Điểm mấu chốt nằm ở những chi tiết nhỏ”, ông giãi bày.
Trong khi Tesla đã khẳng định được vị thế đứng đầu trong mảng xe điện toàn cầu, nhiều doanh nghiệp khác vẫn đang “vật lộn” trong quá trình tìm chỗ đứng, theo chia sẻ từ các đơn vị phân phối. Trong đó, VinFast còn phải cạnh tranh với nhiều hãng sản xuất xe điện lớn khác trong và ngoài nước Mỹ, bao gồm GM, Ford hay Huyndai,…
“Điều đầu tiên bạn cần tính tới là tương lai của chính hãng xe điện đó. Liệu họ còn tồn tại trong 5 năm tới hay không? Đó là mối quan tâm lớn nhất”, Andrew DiFeo, Quản lý đại lý bán hàng của Hyundai tại St. Augustine, phía Nam Jacksonville, bang Florida, chia sẻ.
Một số đại lý khác cho biết VinFast cần mang lại cho họ biên lợi nhuận tốt nhằm bù đắp những rủi ro họ có thể phải đối mặt. Quan trọng nhất, hãng xe cần cung cấp điều khoản bảo hành hấp dẫn nhằm thuyết phục khách hàng mua xe của họ.
Theo Rhett Ricart, CEO Ricart Automotive Group có trụ sở tại thành phố Columbus, bang Ohio, hiện đại diện cho khoảng 10 thương hiệu xe hơi, nếu như VinFast có thể thuyết phục được một số lượng đủ lớn các đại lý, khả năng thành công của họ sẽ cao hơn. Nhiều người trong số họ tỏ ra khá hào hứng khi VinFast đang xây dựng nhà máy trên chính đất Mỹ.
Uy tín trên thị trường không phải vật cản quá lớn khi chính Toyota, Honda và Hyundai đều là các doanh nghiệp nhỏ trước khi thành công. “Nếu đó là một sản phẩm tốt và có chế độ bảo hành ưu việt, người Mỹ sẽ mua nó”, Ricart chia sẻ với Reuters.
Các đại lý luôn tìm kiếm các cơ hội mới, theo Beau Boeckmann, Chủ tịch Galpin Motors, đang bán hàng cho 12 thương hiệu xe hơi tại khu vực Los Angeles, trong đó có cả thương hiệu xe điện Polestar.
Boeckmann đã từng tham quan nhà máy VinFast tại Việt Nam trong năm ngoái và gặp gỡ CEO Lê Thị Thu Thủy. Ông cho biết bản thân hoàn toàn cởi mở trước cơ hội hợp tác. “Các đại lý xe hơi là những doanh nghiệp, và họ đều có khẩu vị rủi ro. Chẳng nhân viên kinh doanh nào từ chối cơ hội bán thêm hàng cả”, ông trả lời.
Nhưng theo Warren Browne, chuyên gia trong lĩnh vực xe hơi đồng thời là cựu lãnh đạo General Motors, bán hàng qua các đại lý phân phối là một sai lầm. “Đó là một chiến lược chết chóc”, ông nhận định. “Bạn sẽ đánh mất quá nhiều giá trị khi phục vụ các đại lý”.
Theo: Dantri
Xem thêm bài liên quan
- Đến cần gạt nước trên xe điện Tesla cũng khiến nhiều chủ xe kêu trời: “Thành thật mà nói, đó là thứ tệ nhất của chiếc xe”
- Doanh số xe điện toàn cầu: BYD áp đảo vượt mặt “ông lớn” Tesla, Trung Quốc chiếm 8/10 xe bán chạy nhất
- Xe thuần điện dù đang phát triển chậm lại, “lời tiên tri” của Toyota vẫn lung lay vì cả Tesla, VinFast đang làm cấp tốc điều này?