Trước Singapore, Mazda MX-30 đã được giới thiệu tại Malaysia. MX-30 cạnh tranh với các dòng xe điện gầm cao như Kia EV6, Hyundai Kona Electric hay VinFast VF e34.
Mazda MX-30 là mẫu xe điện đầu tiên của Mazda, sau nhiều lần tiết lộ thông tin thì tới 2021 những chiếc xe đầu tiên bắt đầu được bàn giao với số lượng rất hạn chế, như với thị trường Châu Âu chỉ có thể đặt trước 500 chiếc phiên bản sản xuất đầu tiên, mức giá tại Châu Âu được công khai ở mức 30.459 Bảng Anh.
Ngày 13/1/2013 vừa qua, chiếc MX-30 tiếp tục bổ sung thêm một phiên bản có sử dụng động cơ đốt trong với mục đích như một máy phát điện để sạc cho bộ pin, đáng chú ý là Mazda lựa chọn sử dụng động cơ Wanker để làm nhiệm vụ này.
Mazda MX-30 được trang bị tiêu chuẩn động cơ điện ở cầu trước với thông số công suất 143 mã lực và mô-men xoắn 271 Nm. Cụm pin 35,5 kWh có chức năng sạc nhanh 20-80% dung lượng trong 36 phút. Theo chuẩn thử nghiệm JC08, phạm vi vận hành của xe đạt 281 km.
Mazda MX-30 là mẫu xe thuần điện cỡ C, có kích thước tương đồng với mẫu CX-30 đang phổ biến trên thị trường. Mục tiêu hướng đến là một mẫu xe tiện nghi nhưng nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong thành phố, quãng đường di chuyển ngắn với bộ pin chỉ 35,5 kWh, quãng đường di chuyển tối đa chỉ ở mức hơn 200km sau 1 lần sạc, Mazda cho biết dù quãng đường có ngắn nhưng nó phù hợp với lộ trình di chuyển trong đô thị.
Đối với phiên bản sử dụng động cơ điện lai, bộ pin trang bị dung lượng 17,8kWh đủ để cho mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện trong cự ly 85km, và xuyên cả hành trình dài với nguồn điện cung cấp liên tục từ động cơ đốt trong dung tích 830cc.
Thiết kế
MX-30 vẫn sở hữu ngôn ngữ thiết kế Kodo truyền thống, nhưng rõ ràng với một chiếc xe điện thì ngôn ngữ này đã được đổi thay đổi ít nhiều và khiến cho tổng thể chiếc xe trở nên liền mạch hơn, không còn lưới tản nhiệt cỡ lớn, cũng không quá nhiều góc cạnh chia cắt ở phần đầu xe.
Vẫn giữ được nét thiết kế hiện đại với mặt đèn pha nối liền mạch tương đồng với ngôn ngữ chung.
Mazda MX-30 sở hữu kích thước các chiều Dài x Rộng x Cao lần lượt là: 4.395 x 1.848 x 1.555 mm, chiều dài trục cơ sở đạt 2.655 mm.
Sự đặc biệt của MX-30 đến từ việc thiết kế là một chiếc xe cabin đơn, vẫn là một chiếc xe với 5 chỗ ngồi, tuy nhiên sẽ không có cột trụ B, phần cánh cửa sẽ là dạng cửa phụ mở ngược ra phía sau, đây không phải là một thiết kế quá mới, tuy nhiên việc ứng dụng nó còn rất nhiều sự kén chọn của các thương hiệu.
MX-30 trong tư thế mở toàn bộ cánh cửa, phần cửa phụ phía sau khi mở ra sẽ có không gian thoải mái hơn để tiếp cận không gian hàng ghế thứ 2, tuy nhiên sẽ cần phải mở cánh cửa chính ra trước, và với thiết kế này chúng được coi là một chiếc xe cabin đơn.
Khi nhìn từ phía sau, MX-30 thể hiện rõ nét hơn thiết kế tinh tế và hiện đại, đây là sự kết hợp của một chiếc Crossover và một chiếc xe Coupe với mái dốc phía sau, MX-30 thể hiện được nhiều đường nét thiết kế của ngôn ngữ KODO xuyên suốt từ đầu cho đến đuôi xe.
Cụm đèn cảnh báo tín hiệu cũng trở nên nổi bật hơn ở phía sau nhờ vào thiết kế thể thao này, bộ đèn như nổi hẳn ở phía đuôi. Cách tạo hình quen thuộc không nhiều khác biệt, vẫn là sự pha trộn của nhiều mảng màu tương phản chủ yếu là đỏ và đen.
Nội thất
Bên trong nội thất MX-30 vẫn với các nét thiết kế phẳng, đồng nhất với dải sản phẩm thế hệ 7.0 của Mazda.
Khu vực điều khiển trung tâm với thiết kế dạng Module, như một phần thiết kế nổi được lắp ghép thay vì là một thành phần liền mạch (dù không thể tháo).
Trang trí cho khu vực này với các mảng màu vàng là loại vật tương tự như nút bần – nút của chai rựu vang, điều này gợi nhớ đến 100 năm lịch sử khi khởi đầu của Mazda là một công ty sản xuất nút bần ( năm 1920).
Nút điều khiển hệ thống Mazda Connect to dã dễ để thao tác, bên cạnh vẫn là hệ thống nút điều khiển quen thuộc của Mazda.
Phía trên cần số sẽ có thêm một màn hình phụ với mục đích hỗ trợ điều khiển các hệ thống như máy lạnh, hệ thống làm mát hay làm ấm ghế…
Vô-lăng kèm phím tắt điều khiển trang bị tương đồng dải sản phẩm mới của Mazda. Phiên bản này trang bị đầy đủ các tính năng an toàn chủ động i-Activsense, HUD, cảnh báo điểm mù…
Vật liệu mà Mazda sử dụng trên MX-30 cũng được nhấn mạnh vào tiêu chí bảo vệ môi trường, hầu hết các chi tiết đều cố gắng sử dụng các loại vật liệu có thể tái chế, ngay cả lớp vải bọc ghế cũng là một dạng vải (hoặc giống vải) có thể dễ dàng phân huỷ.
Tiếp xúc lúc ban đầu cảm giác tất nhiên sẽ không thích bằng bộ ghế bọc da, nhưng nó cũng tạo được sự thích thú nhờ vào tính chất lạ lẫm.
Không gian ở hàng ghế phía sau sẽ không mấy phù hợp để cho một người lớn cao trên 1m7, nhưng nó cũng không đến mức quá nhỏ như những mẫu xe Coupe 4 chỗ, nếu là một người lớn ngồi ở phía sau thì có lẽ sẽ cần chia sẻ ít nhiều không gian với người ngồi trước, đồng thời phần để đầu cũng không quá trống nên vẫn còn là hạn chế.
Sau khi mở cửa chính ra thì mới có thể tiếp tục mở cánh cửa phụ phía sau, cơ cấu nhìn cũng đơn giản, nó tương tự như chốt cửa thông thường, chỉ khác là bản lề được gắn ở bên dưới sườn xe. Nếu người ngồi ở hàng ghế sau sẽ không thể tự mở được, bắt buộc phải mở cửa chính ra trước.
Cơ bản thì, thiết kế này có được sự độc -lạ, tính thời trang đề cao khá mạnh. Với nhiều nhu cầu di chuyển thường là chỉ 1 hoặc 2 thành viên thì nó sẽ không còn là vấn đề.
Động cơ & bộ pin
– MX-30 phiên bản thuần điện trang bị bộ pin Lithium-ion dung lượng 35,5 kWh, sử dụng dẫn động 1 cầu với 1 motor điện công suất tối đa đạt 141 mã lực và 271 Nm mô-men xoắn.
– Hỗ trợ khả năng sạc nhanh từ 1-80% pin trong 30 phút với bộ sạc 50kWh, cổng sạc tiêu chuẩn CCS2
– Sạc theo bộ Home Charge công suất 6,5 kWh từ 1-100% trong vòng 4,5 tiếng.
– Quãng đường di chuyển sau 1 lần sạc theo tiêu chuẩn WLTP: 200 – 263km (với mức tiêu thụ trung bình 19 kWh/ 100km.
Đối với phiên bản Plug-In Hybrid
Ngày 13/1/2023 vừa qua Mazda chính thức ra mắt phiên bản MX-30 e-Skyactiv R-EV, đây được coi là một biến thể Plug-in Hybrid nhưng cách hoạt động thực tế thì có khác biệt. Cụ thể hơn thì, động cơ đốt trong mà Mazda sử dụng sẽ chỉ là một máy phát điện cho bộ pin giúp chiếc xe di chuyển hoàn toàn bằng động cơ điện.
Theo thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đo lường WLTP, với 1 bình xăng 50L và 1 viên pin được sạc đầy, mẫu xe này có khả năng di chuyển đạt hơn 600km.
MX-30 e-Skyactiv R-EV sử dụng bộ pin chỉ 17,8 kWh và quãng đường di chuyển được chỉ khoảng hơn 80km nếu sử dụng hoàn toàn bằng Pin. Nhưng khi sử dụng chế độ kết hợp thì động cơ đốt trong sẽ liên tục nổ máy và trở thành 1 máy phát điện sạc cho bộ pin này.
Mazda đã sử dụng động cơ Wankel 1 Rotor mã 8c dung tích 830cc trang bị trên MX-30, với lợi thế rất nhỏ gọn của loại động cơ này nên việc đưa nó lên MX-30 không gặp trở ngại, thậm chí trọng lượng cũng không ảnh hướng quá nhiều so với phiên bản thuần điện. Công suất đầu ra của phiên bản này đạt mức 168 mã lực, cao hơn phiên bản thuần điện 27 mã lực.
Việc ra mắt MX-30 đánh dấu cột mốc quan trọng của Mazda khi cũng là một trong những thương hiệu tiên phong của Nhật Bản tham gia vào quá trình điện khí hoá, xu hướng mà không sớm thì muộn chắc chắn sẽ trở thành nền tảng phổ biến.
Với bề dày lịch sử phát triển xe hơi, kinh nghiệm sản suất động cơ và đặc biệt là cách mà họ “hồi sinh” động cơ Wanker lần này cũng là điều đáng khen ngợi, chủ quan mà nói thì khối động cơ Wanker được ứng dụng lên chiếc xe này không thể nào hợp lý hơn.
Khi nhắc tới động cơ Wankel, chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ đến những thành tựu đáng kinh ngạc mà động cơ này tạo nên. Điển hình ngay từ thiết kế với diện tích chỉ nhỏ bằng 1/3 so với các loại động cơ thông thường khác, thể tích buồng đốt cũng không cần quá lớn để sản sinh mức công suất đáng chú ý.
Ngay với những mẫu xe RX-7 hay RX-8 với động cơ chỉ 1.3L nhưng sản xuất ra hơn 230 mã lực (công nghệ cách đây 2 thập kỷ), hay với những chiếc xe đua sử dụng động cơ R26B với ngưỡng công suất 700 mã lực chiến thắng đường đua LeMans 24H cách đây hơn 30 năm.
Theo Tinhte