Khi Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ được ban hành và có hiệu lực, nhiều khả năng sẽ có thêm các quy định chế tài xử lý nếu chủ xe không tuân thủ quy định lắp đặt camera giám sát hành trình.
Trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đang được Bộ Công an lấy ý kiến có nội dung đề xuất một trong những điều kiện để xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đó là có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình.
Như vậy, nếu quy định này có hiệu lực, đồng nghĩa với việc, không chỉ xe ô tô kinh doanh vận tải, tới đây, ô tô cá nhân cũng bắt buộc phải lắp đặt camera giám sát hành trình.
Cùng với đó, khi Luật được ban hành có hiệu lực, cũng có thể sẽ có thêm các quy định chế tài xử lý nếu chủ xe không tuân thủ quy định lắp đặt camera giám sát hành trình.
Hiện nay, đã có quy định hiện hành về việc bắt buộc tất cả ô tô kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Việc lắp đặt camera giám sát hành trình trên ô tô ngoài việc phục vụ công tác quản lý nhà nước (giám sát về tốc độ, hành trình phương tiện; thời gian lái xe) còn phục vụ cho việc quản trị của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình để theo dõi số km xe chạy, từ đó xác định được thời điểm thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ, quản lý về tiêu hao nhiên liệu, định mức thay lốp, tính tiền lương của lái xe.
Dữ liệu camera giám sát cũng giúp quản chặt quá trình vận hành trên đường của lái xe, xử lý các tình huống của hành khách như để quên hành lý,…
Theo các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải chỉ chiếm 30% tính năng của thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát; 70% còn lại phục vụ quản trị doanh nghiệp.
Thực hiện quy định lắp đặt các thiết bị trên phát sinh 2 nguồn chi phí cho mỗi doanh nghiệp, trong đó, chi phí ban đầu phải bỏ ra để mua thiết bị lắp đặt trên các xe; chi phí thứ hai là chi phí duy trì hợp đồng dịch vụ với đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, truyền dẫn, khai thác dữ liệu của thiết bị này theo từng tháng (dao động từ 80 – 100 nghìn đồng/thiết bị/tháng).
Nghị định 47/2022/NĐ-CP ngày 1/9/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 quy định đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định cụ thể.
Phù hiệu là mẫu giấy hoặc mẫu tem được cấp cho phương tiện hoạt động vận tải. Đây là giấy tờ buộc phương tiện phải dán khi lưu thông trên đường.
Theo quy định, những xe kinh doanh vận tải buộc phải lắp camera hành trình bao gồm ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP); Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo (theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
Như vậy, từ ngày 1/7/2023, các xe ô tô kinh doanh vận tải nêu trên nếu muốn được cấp phù hiệu và biển hiệu để lưu thông phải lắp camera hành trình theo đúng điều kiện quy định.
Theo: Danviet
Không dừng lại ở Việt Nam, Taxi Xanh GSM của ông Phạm Nhật Vượng tuyển dụng CEO cho thị trường ĐNÁ: “Global Startup Game Changer”
Sau Việt Nam, thị trường ĐNÁ sẽ là mục tiêu tiếp theo của taxi xanh GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hiện tại Xanh SM đã bắt đầu tuyển dụng CEO cho các vị trí quan trọng.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Thanh – CEO GSM (đơn vị vận hành hãng taxi điện Xanh SM) đã đăng bài tuyển dụng vị trí CMO – Giám Đốc Marketing và D.CEO – Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường nước ngoài trên trang cá nhân.
Theo đó, ông Thanh cho biết, Việt Nam cũng như toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ là thị trường tăng trưởng nóng của taxi điện, do tốc độ đô thị hóa cao, mật độ dân số tại các đô thị lớn.
Tuy nhiên, dù GSM là một công ty có “tuổi nghề” còn non trẻ nhưng để ngồi vào 2 vị trí kể trên là không hề đơn giản với bất cứ nhân sự nào. “Môi trường làm việc tại GSM chắc chắn là áp lực và rất nhanh, giỏi chuyên môn không là chưa đủ, khả năng thích ứng nhanh với mọi sự thay đổi, tư duy sáng tạo và ham học hỏi sẽ giúp bạn phát triển tốt ở GSM hơn” Ông Thanh chia sẻ.
Tại thị trường trong nước, Taxi xanh GSM đã chính thức vận hành tại Hà Nội và TP.HCM cùng rất nhiều các tỉnh, thành phố khác. Mục tiêu của hãng là phủ sóng ít nhất 5 tỉnh thành phố trên cả nước và đã hoàn toàn đạt được từ lâu, và đưa ra thị trường ít nhất khoảng 10.000 xe taxi điện.
Đáng chú ý, sau khi chính thức đi vào hoạt động, taxi Xanh SM của công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (Green – Smart – Mobility) hay còn được gọi là taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tạo nên “cơn sốt” lớn trong ngành kinh doanh dịch vụ taxi công nghệ và nhận về hàng loạt phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ cho thấy sự ủng hộ lớn của người tiêu dùng đối với loại hình taxi điện lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Mới nhất, Xanh SM – hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ vận tải hành khách hoàn toàn bằng xe điện VinFast, bắt đầu vận hành tại Thái Nguyên. Sự kiện này không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh, mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm khói bụi từ phương tiện giao thông.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Đội trưởng Đội vận hành xe taxi Xanh SM Thái Nguyên, cho biết: Thái Nguyên hiện là một trong 27 tỉnh, thành phố trong cả nước được VinFast triển khai kinh doanh dịch vụ taxi điện. Tại tỉnh Thái Nguyên, hãng đang có 200 đầu xe taxi điện, loại 5 chỗ ngồi, tất cả đều mới sản xuất.
Cũng theo ông Khôi, địa bàn Thái Nguyên được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển, bởi mật độ dân số khá cao, có nhiều khu, cụm công nghiệp. Vì vậy, tới đây, taxi Xanh SM dự kiến sẽ nâng quy mô lên 500-600 đầu xe. Phương châm hoạt động của hãng là phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn 5 sao, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Còn anh Tạ Quang Hùng, lái xe taxi Xanh SM Thái Nguyên, chia sẻ: App công nghệ của taxi Xanh SM đã có định vị vị trí, nên khi khách hàng đặt xe, lái xe sẽ dễ dàng xác định được địa điểm và khung thời gian đến đón.
Ngoài ra, đơn vị sẽ giao cho mỗi lái xe 1 xe để quản lý, sử dụng, nên ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn xe sạch sẽ, an toàn. Khi vận hành, trừ tiền thuê pin, giá sử dụng điện của mỗi xe thấp hơn rất nhiều so với các xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu. Số tiền tiết kiệm này sẽ được bù cho chi phí để nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Theo một số lái xe của hãng, thời gian đầu, lượng khách sử dụng dịch vụ khá ít, với lý do nhiều người chưa quen, chưa nắm rõ số tổng đài, chưa biết rõ giá cước dịch vụ. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng vận hành, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Xanh SM đã dần tăng lên.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên: Việc hạn chế ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông nằm trong chủ trương chung của Chính phủ. Hoạt động của taxi điện được đánh giá là thân thiện với môi trường, góp phần thay đổi dần thói quen sử dụng xe có động cơ xăng, dầu trong nhân dân.
Ngoài ra, việc có thêm hãng taxi hoạt động tại Thái Nguyên sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng phục vụ trong lĩnh vực vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.
Theo: FBNV / baothainguyen
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast: GSM kí biên bản hợp tác với ông lớn Gojek của Indonesia
- Ngoài Việt Nam và Mỹ, minicar VinFast VF3 nhiều khả năng sẽ được bán tại một quốc gia ĐNÁ khác: Đây là bằng chứng!
- GSM – Tuyệt chiêu marketing có 1-0-2 của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng dành cho VinFast