Với việc trở thành khách VIP của của Ferrari, chủ tịch Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ giờ đây có quyền ưu tiên đặt hàng trước các mẫu xe mới chưa được ra mắt công chúng hoặc các xe phiên bản giới hạn đặc biệt.
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên là người nổi tiếng trong giới đam mê xe cộ tại Việt Nam bởi sở hữu số lượng xe sang, siêu xe cực khủng, lên tới hàng trăm chiếc.

Mới đây, ông Vũ đã trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên được điền tên vào trong danh sách khách VIP của hãng Ferrari với bộ sưu tập “Ngựa chồm” lên tới hơn 30 chiếc. Đây là vinh dự chỉ dành cho những người sở hữu nhiều chiếc Ferrari siêu hiếm.
Trở thành khách hàng VIP của Ferrari, ông Vũ giờ đây có quyền ưu tiên đặt hàng trước các mẫu xe mới chưa được ra mắt công chúng.

Ngoài ra, vị doanh nhân ngành cà phê còn có quyền chọn mua tất cả các phiên bản đặc biệt mà thương hiệu siêu xe này sẽ sản xuất trong tương lai.
Theo một nguồn tin, ông Vũ đang để mắt đến hai mẫu hypercar là Daytona SP3 và một mẫu khác chưa được công bố. Nguồn tin này cho biết vị doanh nhân sẽ “xuống tiền” tậu ngay 2 xe khi có được mức giá phù hợp.
Tổng Hợp Xe mô hình ô tô Siêu xe các hãng đúc Kim Loại tỷ lệ 1:36 chạy cót, mở được cửa

Tổng Hợp Xe mô hình ô tô Siêu xe các hãng đúc Kim Loại tỷ lệ 1:36 chạy cót, mở được cửa | Xe oto đồ chơi cho bé Full Box
✔️ Tỉ lệ: 1:36 (nhỏ hơn xe thật 36 lần), Kích thước: Dài ~13.3cm | rộng ~5,2cm | cao ~5.4cm
✔️ Chất liệu : Toàn bộ khung xe được đúc bằng kim loại nguyên khối, các chi tiết nội thất, lốp được làm từ cao su tự nhiên, các chi tiết ống xả và lưới tản nhiệt được xi bóng, các chi tiết kính chắn gió, đèn được làm từ Mica cao cấp
✔️ Chức năng : Xe mở được cửa, có chạy cót
Mới đây, ông Vũ đã quyết định chi khoảng 18 tỷ đồng tậu thêm siêu phẩm Ferrari 488 Pista Coupe độc nhất Việt Nam.
Trước đó, “vua cà phê Việt” đã sở hữu phiên bản mui trần của mẫu siêu xe này. Xe sở hữu ngoại thất màu đỏ Rosso Corsa truyền thống của Ferrari đi cùng đường sọc màu trắng đen chạy dọc thân xe.
_result.jpg)
Cung cấp sức mạnh cho chiếc Ferrari 488 Pista Coupe là động cơ V8, dung tích 3.9 lít tăng áp kép, sản sinh công suất 720 mã lực tại 8.000 vòng/phút và mô-men xoắn 770 Nm tại 3.000 vòng/phút. Với sức mạnh và công nghệ hỗ trợ, 488 Pista có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,85 giây, vận tốc tối đa đạt 340 km/h.
Thương hiệu này nổi tiếng trong việc chọn lựa khách hàng. Ngay cả khi mua được một chiếc Ferrari rồi, khách hàng còn phải tuân theo một bộ quy tắc nghiêm ngặt nếu họ muốn nằm trong danh sách khách hàng VIP.
Thậm chí, bộ quy tắc này còn không được Ferrari phổ biến rộng rãi, đã thế còn âm thầm “say bye” nếu khách hàng vô tình hay cố ý vi phạm. Nói đơn giản, khách hàng không thể chọn mua Ferrari, thay vào đó hãng sẽ chọn bạn như một người mua tiềm năng.
Bộ quy tắc nói trên có rất nhiều điều khoản khắt khe, chẳng hạn như:
– Khách hàng phải có mối quan hệ tốt với đại lý chính hãng tại địa phương.
– Sử dụng và bảo dưỡng xe thường xuyên.
– Giữ gìn xe cẩn thận, không được độ xe quá mạnh tay.
– Không sử dụng xe với mục đích khoa trương, marketing, trục lợi cá nhân…
– Đối với những xe thuộc phiên bản đặc biệt, không được sang nhượng lại xe trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu kẹt quá thì phải bán lại cho hãng.
– Thường xuyên tham dự các sự kiện do hãng tổ chức
và còn nhiều những điều khoản khác.
Cho dù khách hàng có là đại gia tầm cỡ hay người nổi tiếng, KOL… Ferrari vẫn đưa vào black list như thường nếu vi phạm các điều khoản nói trên. Đó là trường hợp của ca sĩ Justin Bieber, diễn viên Nicolas Cage, nhà báo ô tô nổi tiếng Chris Harris, người mẫu Kim Kardashian, doanh nhân David Lee…
Có thể nhiều người sẽ thấy đây đều là những điều khoản vô lý, nhưng theo mình, bộ quy tắc nói trên là cách Ferrari khéo léo nâng tầm sản phẩm của mình và khách hàng của họ, qua đó giúp hãng xe ngựa chồm trở thành thương hiệu siêu xe hàng đầu thế giới.
ảnh: MXH / Xuân siêu xe
Bắt gặp “cụ cố” Toyota Celica 1973 – “Xe cơ bắp Nhật” hàng hiếm của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất Sài thành
Toyota Celica của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu ngoại thất hầm hố, mạnh mẽ đầy nam tính, cơ bắp như những chiếc Ford Mustang, Chevrolet Camaro, động cơ I4 dẫn động cầu sau.

Đầu thập niên 1970, trong nỗ lực mở rộng sự hiện diện của mình ở thị trường trọng điểm Mỹ, Toyota tạo ra Celica, mẫu xe hai cửa kiểu dáng cơ bắp, thứ đặc sản vốn chỉ có trên những chiếc xe Mỹ như Chevrolet Camaro, Ford Mustang để chiều lòng dân bản địa. Celica trải qua 7 thế hệ trước khi ngưng sản xuất vào 2006 bởi doanh số thấp.
Celica tại Việt Nam xuất hiện không nhiều. Hầu hết xe có tuổi đời hơn 30 năm và chủ nhân là những người thích sưu tầm hoặc hoài cổ.

Mẫu Celica trong bài viết sản xuất năm 1973 và thuộc thế hệ đầu tiên. Đây là một trong những chiếc xe cổ trong bộ sưu tập hàng trăm chiếc, gồm đa dạng xe sang, siêu xe, xe cổ của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ.
Celica 1973 trong bài đã qua tay vài đời chủ trước khi về với vị doanh nhân nổi tiếng trong ngành cà phê và sưu tập xe tại Việt Nam, mức giá không được tiết lộ. Nhiều chi tiết trên xe dạng nguyên bản, bên cạnh dàn gầm, động cơ, nội thất đã được can thiệp.

Mẫu Celica trong bài giữ thiết kế nguyên bản. Celica được xếp vào hàng những chiếc xe với kiểu dáng liftback 2+2 với phần mái phía sau dốc hơn hatchback.
Thiết kế này là sự kết hợp giữa tính linh hoạt của một chiếc hatchback và tính khí động học của sedan, đồng thời dành nhiều không gian nội thất cho hàng ghế sau.

Sử dụng chung nền tảng với mẫu sedan 4 cửa Carina, Celica mang đến không gian rộng rãi cùng cảm giác lái thú vị nhờ dẫn động cầu sau. Từ sau 1985, Celica chuyển sang dẫn động cầu trước và tùy chọn dẫn động 4 bánh.
Celica lần đầu xuất hiện trước công chúng vào tháng 10/1970 tại triển lãm Tokyo Motor Show và được bán ra vào tháng 12 cùng năm.

Chất cơ bắp và nam tính của Celica rất giống Ford Mustang, Dodge Challenger, Chevrolet Camaro. Phần nắp cốp nhô lên như một cánh hướng gió tích hợp.

Bộ mâm của xe là loại đa chấu với phong cách Watanabe với các chấu cong nhẹ. Đây cũng là phong cách đặc trưng trên những mẫu nội địa Nhật JDM (Japanese Domestic Market) cổ điển, điển hình là chiếc Nissan Skyline GT-R “Hakosuka” 1972.

Vô-lăng thay bằng loại ba chấu từ hãng Nardi Torino phong cách xe đua. Các chi tiết bên trong nội thất vẫn được giữ gìn khá kỹ lưỡng dù tuổi đời chiếc xe lên đến 50 năm.

Nội thất của Celica trong bài viết phần lớn đã được ốp bằng vật liệu mới. Ghế bản rộng phù hợp với tạng người phương Tây.
Ở giai đoạn thập niên 1970, Celica là một trong những mẫu Toyota gầm thấp đầu tiên mang đến không gian thoải mái cho những người cao 1,8 m.

Động cơ I4 được tinh chỉnh để có thể hoạt động bình thường cho nhu cầu hàng ngày.
Tại Nhật Bản, động cơ I4 trên Celica thuộc dòng T-series, dung tích 1.4-1.6, trong đó phiên bản mạnh nhất có công suất 115 mã lực. Ở Mỹ, Toyota cung cấp cho Celica động cơ 1.9 I4. Đây cũng là loại động cơ được sử dụng trên mẫu sedan Corona cùng thời.

Ở thị trường châu Âu, mẫu xe này lắp máy 1.6 I4. Về sau, Toyota còn cung cấp thêm tùy chọn động cơ I4 R-series, dung tích 2.0-2.2, trong đó phiên bản mạnh nhất có công suất 145 mã lực.
Hộp số trên Toyota Celica 1973 là loại tự động 3 cấp hoặc số sàn 5 cấp. Mẫu xe trong bài sử dụng hộp số tự động, dẫn động cầu sau.
Theo: vnexpress
Xem thêm bài liên quan
- Cận cảnh “cụ cố” Honda S800 Roadster gần 60 năm tuổi của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ
- Bắt gặp “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất Sài thành bằng “ngựa già” 27 tuổi Ferrari 355 F1 Spider độc nhất Việt Nam
- Rộ tin “vua cafe” Đặng Lê Nguyên Vũ sắp xây đường đua riêng vì muốn dàn siêu xe nghìn tỷ “hết ga, hết số”