Nếu không cẩn trọng, các hãng xe quốc tế trong đó có cả VinFast Việt Nam có thể hụt hơi trong phân khúc xe điện trước các thương hiệu Trung Quốc vốn đã và đang biết cách làm xe giá rẻ.
Trong bối cảnh các hãng xe Trung Quốc liên tục giới thiệu xe điện mới với mức giá phải chăng (ví dụ như mẫu BYD Seagull vừa ra mắt tại triển lãm Thượng Hải 2023 giá 11.300 USD), các thương hiệu quốc tế vẫn loay hoay tìm giải pháp hạ giá xe điện.
Việc chi phí sản xuất xe điện cao đẩy giá dòng xe này lên cao hơn đáng kể (trung bình cao hơn xe xăng cùng phân khúc 10.000 USD) và do đó khiến nhiều người dùng có ý định chuyển đổi sang xe xanh phải chùn chân.

BYD Seagull cực kỳ được quan tâm tại triển lãm Thượng Hải 2023 khi có giá còn thấp hơn cả nhiều mẫu xe xăng đô thị.
Tận dụng sự chậm chạp của các hãng xe quốc tế, nhiều tên tuổi lớn của Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu xe điện từ năm 2022 với kỳ vọng chiếm lĩnh thị phần lớn.
Các hãng xe Trung Quốc xuất khẩu 2 triệu xe trong năm 2022 – tăng 4 lần so với 2020 và xét tới kết quả quý I, lượng xe xuất khẩu năm 2023 của họ hứa hẹn đạt con số 3 triệu chiếc.
Theo giám đốc điều hành hãng cung ứng Pháp Faurecia là Patrick Koller, các thương hiệu Trung Quốc có “ưu thế cạnh tranh tuyệt vời” so với các đối thủ quốc tế.

Lượng xe xuất khẩu của BYD đã tăng gấp 4 trong năm 2022 và có thể tăng mạnh thêm nữa trong 2023, qua đó hứa hẹn vượt mặt Tesla mà có thể không cần tính tới xe hybrid sạc điện vốn chiếm hơn nửa doanh số hãng hiện tại.
Vị lãnh đạo này khẳng định đã trò chuyện với hàng chục Chủ tịch/Giám đốc điều hành các hãng xe Trung Quốc và cho biết họ đều có một mục tiêu chung, đó là chinh phục các thị trường quốc tế như châu Âu.
Ông cũng như giới lãnh đạo nói trên tin rằng, các mẫu xe thu hút được người dùng Trung Quốc cũng sẽ đủ sức hút chinh phục khách hàng quốc tế.

Ngoài ưu điểm về giá, không thể phủ nhận nhiều mẫu xe điện Trung Quốc có ngoại hình vô cùng bắt mắt đồng thời công nghệ chế tạo pin điện của họ không hề kém cạnh các hãng xe quốc tế, chẳng hạn BYD đã bắt đầu xây dựng được danh tiếng về độ bền bỉ pin điện của mình.

Nhìn nội, ngoại thất thế này (trong ảnh là Zeekr 001), nhiều khách hàng quốc tế xiêu lòng trước xe điện Trung Quốc có lẽ là điều tất yếu.
Trong tương lai gần, các hãng xe Trung Quốc ưu tiên nhắm tới khu vực châu Á và châu Âu. Chỉ một số ít, chẳng hạn như Nio, đặt tham vọng khiêu chiến với Tesla ngay trên sân nhà Bắc Mỹ trong thời gian sớm nhất.
Trong số nhóm hãng xe quốc tế, Toyota và Honda cần e ngại nhiều nhất về thị phần đang nắm giữ. Họ đều có chỗ đứng vững chắc tại nhiều thị trường lớn, nhưng dải sản phẩm xe điện quốc tế hiện tại gần như là con số 0.
Các hãng xe Trung Quốc liệu đã đạt tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế? Có những cái tên đặt tham vọng tham chiến toàn cầu
Xe Trung Quốc trong thập kỷ gần nhất đã vươn tầm cạnh tranh sòng phẳng các hãng xe quốc tế tại sân chơi nội địa, nhưng liệu đã đủ sức bước chân ra ngoài biên giới nước này lại là vấn đề khác.
Trung Quốc, từ nhiều thập kỷ trở lại đây, đã là thị trường xe quan trọng nhất thế giới. Với doanh số thường niên lên tới hàng chục triệu xe, Trung Quốc luôn được các tập đoàn xe quốc tế hàng đầu như Toyota, Volkswagen hay GM ưu tiên đặc biệt khi đều có một đội hình xe sản xuất và lắp ráp riêng tại đây.

Trong khi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phần nào đã chạm đến giới hạn của mình, Trung Quốc dù là thị trường có doanh số lớn nhất toàn cầu vẫn được coi là chưa chạm tới tiềm năng lớn nhất.
Miễn là có sản phẩm đủ sức cạnh tranh dù là ở phân khúc SUV, sedan hay minivan (đây là khu vực hiếm hoi sedan lẫn minivan vẫn được chuộng), bất kỳ hãng xe nào cũng có thể giành lấy miếng bánh thị phần.

Thêm vào đó, Chính phủ Trung Quốc cũng rất chịu khó kích cầu để thúc đẩy thị trường xe trong nước. Các thương hiệu xe nội địa cũng được ủng hộ tham chiến các thị trường quốc tế. Tuy nhiên liệu họ có đủ sức bước ra khỏi biên giới quốc gia này?
Về thiết kế, có thể nói người Trung Quốc đủ sức chinh phục người tiêu dùng các khu vực khác. Không còn phải đi vay mượn thiết kế xe hot bên ngoài như cách đây 1 – 2 thập kỷ (ít nhất là với các thương hiệu lớn có tham vọng quốc tế hóa), giờ xe Trung Quốc đều có bộ khung được định hình khá ấn tượng của riêng mình khi họ thường có cả studio thiết kế riêng tại châu Âu và Mỹ.

Chất lượng là một vấn đề đáng lưu tâm khác của xe Trung Quốc. Không thể phủ nhận các hãng xe tới từ quốc gia này đã rất cố gắng cải thiện vấn đề trên trong những năm qua.
Cả công nghệ thông tin giải trí và chất liệu chế tạo thân vỏ lẫn nội thất mà họ sử dụng đến thời điểm này đều không khác gì các hãng xe quốc tế.

Tuy vậy, chất lượng hệ truyền động và độ bền khi sử dụng của xe, với từng thương hiệu khác nhau, vẫn còn cần được kiểm chứng trong thời gian dài, và họ cần vượt qua được định kiến ban đầu của người tiêu dùng nếu muốn chinh chiến tại các nước phương Tây.
Chỉ một sai lầm nhỏ ban đầu cũng có thể khiến các thương hiệu Trung Quốc hụt hơi hoàn toàn trước các đối thủ bản địa.

Tiếp đến, có 3 yếu tố mà xe Trung Quốc vẫn thua xa các đối thủ quốc tế: độ phủ sóng, danh tiếng và lịch sử.
Ngoài Hongqi (Hồng Kỳ), không một hãng xe Trung Quốc nào có lịch sử đủ vững mạnh. Ngay cả thương hiệu xe sang nói trên, khi nhìn nhận 2 khía cạnh độ phủ và danh tiếng quốc tế, cũng không có cửa cạnh tranh.

Về thông số, trong năm 2021, có 125 thương hiệu Trung Quốc với tổng doanh số 13,2 triệu xe. Dù mức trên tăng 21% so với năm 2020 (và cao hơn tỉ lệ tăng trưởng 6% của thị trường toàn cầu), lượng xe bán ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc chỉ là 885.000 chiếc, tương đương 7%, tỉ lệ vẫn còn quá ít ỏi.
Các thị trường xe Trung Quốc xuất khẩu sang hiện tại chủ yếu vẫn là hạng 2 như Đông Nam Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latin hay Trung Đông. Số xe xuất sang châu Âu rất ít (chiếm 6% trong 885.000 xe), còn Bắc Mỹ gần như là không.
Theo Tiền Phong
Xem thêm bài liên quan
- Chậm mà chắc như các hãng xe Nhật lại hay: Toyota, Honda, Nissan báo lợi nhuận “phi mã”, ung dung nhìn đối thủ “loay hoay” với xe điện
- Là trùm doanh số toàn cầu với con số ấn tượng bỏ xa nhiều đối thủ nhưng Toyota vẫn phải chịu thua VinFast ở điểm này?
- Lỗ tới 850 triệu cho mỗi xe bán ra nhưng start-up đến từ Trung Quốc này vẫn khiến ngành xe Mỹ, Âu phải “đau đầu”