Cục Đường bộ giao Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tiến hành đếm xe trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn để phân luồng phương tiện.
Cục Đường bộ vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý đường bộ II và Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh triển khai biện pháp nâng cao an toàn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn.
Cụ thể, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh được giao tổ chức đếm xe theo quy định, phân loại xe và phân tích các yếu tố bất lợi, chẳng hạn như điều kiện địa hình, thời tiết, hạ tầng giao thông… để đánh giá, phân tích, nghiên cứu, lập phương án phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn.
Sau khi hoàn thành, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh trình phương án phân luồng đến Khu Quản lý đường bộ II trước ngày 17-3.
Khu Quản lý đường bộ II căn cứ phương án phân luồng giao thông do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh trình tổ chức thẩm định, báo cáo Cục Đường bộ trước ngày 18-3.

Đại diện, Cục Đường bộ cho biết khi nhận được kết quả báo cáo của hai đơn vị trên, dự kiến ngày 20-3 đơn vị sẽ tổ chức họp với các cơ quan chức năng, hiệp hội liên quan để xem xét, đánh giá làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Trước đó, ngày 13-3, Cục trưởng Cục Đường bộ đã chủ trì cuộc họp về xử lý bất cập trên các tuyến cao tốc và kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát hành trình, giám sát giao thông.
Tại đây, cơ quan chức năng nhận định cao tốc Cam Lộ – La Sơn hiện nay chưa thu phí, nên từ khi đi vào hoạt động nhiều phương tiện lưu thông, nhất là xe khách và xe tải đường dài. Trong khi đó, tuyến quốc lộ 1 song song với dự án vắng xe.
Trên cơ sở đó, Cục Đường bộ và Cục Cảnh sát giao thông thống nhất đề xuất đếm xe để phân luồng theo hướng: Cấm xe xe khách, xe tải nặng đi trên cao tốc. Cách làm này tương tự như việc cơ quan chức năng đang cấm xe tải trên 10 tấn lưu thông trên cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu.
Cao tốc Cam Lộ – La Sơn dài 98,3 km đang trong giai đoạn phân kỳ đầu tư với hai làn xe, mặt đường chỉ rộng 12 m. Ôtô được chạy 60-80 km/h tại đoạn hai làn, tối đa 80 km/h tại đoạn bốn làn, tuy nhiên nhiều đoạn hai làn xe các phương tiện cũng chỉ chạy được 40km/h do không được vượt.
Theo: plo
Tháng 3/2024 trình phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn lên 4 làn xe sau vụ việc đau lòng cách đây ít ngày
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa có chỉ đạo về việc triển khai thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra ngày 18/2.
Do nguồn lực có hạn nên phải phân kỳ đầu tư
Ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn khởi công tháng 9/2019 và hoàn thành, đưa vào khai thác tháng 12/2022. Năm 2023, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã bàn giao cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lý 11 gói thầu. Đến cuối quý II/2024, Ban sẽ hoàn thành quyết toán các gói thầu.
Hiện cao tốc Cam Lộ – La Sơn dài 98 km, có 2 làn xe, trên tuyến có 9 điểm mở rộng 4 làn cho phép vượt và chiều dài mỗi đoạn được phép vượt là 2 km. Hệ thống biển báo, dẫn hướng chỉ đường được bố trí đầy đủ. Trên tuyến nhiều đoạn sơn nét đứt để các xe có thể vượt nhau khi điều kiện cho phép.
“Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đang nỗ lực để trong tháng 3/2024 sẽ trình Bộ GTVT báo cáo tiền khả thi mở rộng cao tốc lên 4 làn xe”, ông Quý cho hay.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định, việc đưa các tuyến cao tốc vào vận hành, khai thác thời gian qua đã phát huy được hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, giúp kéo giảm sâu tai nạn giao thông.
Theo số liệu của Bộ Công an, tai nạn xảy trên các tuyến cao tốc trong năm 2023 chiếm 1,16% số vụ và đợt tết Nguyên đán 2024 chỉ chiếm khoảng 0,35% tổng số vụ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 2020, do nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông có hạn nên chúng ta phải phân kỳ đầu tư, trong đó có một số tuyến mới đầu tư theo quy mô 2 làn xe.
Chính vì vậy, phương án tổ chức giao thông hiện nay cũng đã được xây dựng triển khai để phù hợp với hiện trạng của dự án.

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc vào ngày 18/2 trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn khiến ba mẹ con tử vong. Ảnh: Ngọc Thạnh
Khắc phục ngay những bất cập để phương tiện lưu thông an toàn
Từ thực tế khai thác các cao tốc đầu tư 2 làn xe và vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan lắng nghe, tiếp thu các phản ánh từ báo chí, người dân trong những ngày qua, ngay lập tức rà soát, báo cáo Bộ phương án tổ chức giao thông theo hướng tối ưu với điều kiện hạ tầng hiện có.
Nhấn mạnh về hiện trạng của tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn, Bộ trưởng yêu cầu trước mắt cần xác định ngay các công việc phải làm, đảm bảo vừa khai thác tốt vừa hạn chế tai nạn cho đến lúc tuyến đường được mở rộng theo quy hoạch. Trong đó, tổ chức giao thông tuyến đường khoa học, đảm bảo an toàn là vấn đề quan trọng.
Bộ trưởng giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì cùng với Ban QLDA đường Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ tuyến đường; khắc phục ngay những bất cập để đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục Đường cao tốc rà soát lại những vấn đề hạ tầng kỹ thuật liên quan, đơn cử việc đề nghị các đơn vị viễn thông phủ sóng di động dọc tuyến.
Báo cáo tiến độ mở rộng các cao tốc hai làn xe và cao tốc Cam Lộ – La Sơn, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư cho biết, từ cuối năm 2019, Bộ GTVT đã có quyết định giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh nghiên cứu đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn từ 2 lên 4 làn xe.
Hiện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đang hoàn thành quyết toán dự án, sau đó trình Bộ GTVT, trình Chính phủ, Quốc hội danh mục chuẩn bị đầu tư để bố trí vốn mở rộng 4 làn xe.
Trước đó, vào tháng 10/2023, Bộ Công an đã có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị khắc phục những bất hợp lý về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc khi một số tuyến khi đưa vào khai thác vẫn chưa bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn ngay từ khi xây dựng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Cụ thể, qua khảo sát toàn bộ các tuyến cao tốc và đoạn Cam Lộ-La Sơn, Bộ Công an phát hiện 7 đoạn chưa bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn như không có dải phân cách cứng, không có làn dừng xe khẩn cấp hoặc có nhưng chưa bảo đảm bề rộng tiêu chuẩn, không bảo đảm hệ thống chiếu sáng ban đêm, tầm nhìn hạn chế,…
Đoạn Cam Lộ-La Sơn chỉ có 2 làn xe, bề rộng đường 23 m, không có dải phân cách giữa, không có làn dừng khẩn cấp, quy mô chỉ tương đương đường cấp 3 đồng bằng.
Cao tốc Cam Lộ – La Sơn giai đoạn 1 có tổng chiều dài 98,3km trải dài qua địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trong đó, có 85km là đường có hai làn xe (tổng 12m ngang), với tốc độ cho phép 60-80km/h.
Có 9 đoạn 4 làn xe (mặt đường rộng 23m), có dải phân cách cứng, đây là các điểm cho phép vượt xe, dài 1-1,5km.
Đường được xây dựng xuyên qua nhiều dãy núi cao, vực sâu nên nhiều đoạn quanh co, độ dốc lớn, 2 bên đường chật hẹp. Nhiều điểm vuốt nối từ 4 làn xe xuống 2 làn xe thường bị thắt vào dạng cổ chai như tại km48+200, nơi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc hôm 18/2, khiến 3 mẹ con tử nạn.
Theo: CA TP.HCM
Toyota Raize bất ngờ được “giải oan”: Không thuộc nhóm xe dính bê bối kiểm tra an toàn của Daihatsu
Mẫu xe Toyota Raize được xác nhận không chịu ảnh hưởng bởi vụ bê bối kiểm tra an toàn của thương hiệu Nhật Bản Daihatsu. Mẫu xe này sẽ tiếp tục được sản xuất và bán ra thị trường.
Theo thông tin từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT), ba mẫu xe là Subaru REX, Daihatsu Rocky và Toyota Raize do Daihatsu sản xuất đã được xác nhận không chịu ảnh hưởng bởi vụ bê bối kiểm tra an toàn. Như vậy, cả ba sản phẩm này sẽ tiếp tục được cấp phép sản xuất hàng loạt và bán trên thị trường.
Daihatsu đã bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp và đại lý bán hàng, nhấn mạnh sẽ nhanh chóng tiếp tục quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
_result.jpg)
“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hành động cần thiết theo hướng dẫn của MLIT, chẳng hạn như tiến hành thử nghiệm với sự có mặt của các cơ quan chứng nhận.
Công ty sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo những mẫu xe này đến tay khách hàng sớm nhất có thể, đồng thời tái khẳng định cam kết của chúng tôi đó là ưu tiên an toàn và chất lượng” người phát ngôn của Daihatsu nói.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng đã xác nhận một số mẫu xe đã ngừng sản xuất, bao gồm Daihatsu Hijet Cargo, Toyota Pixis Van và Subaru Sambar Van cũng tuân thủ tiêu chuẩn của Luật Phương tiện Giao thông Đường bộ.
_result.jpg)
Daihatsu đã buộc phải dừng giao tất cả các mẫu xe vào cuối năm ngoái, trong đó có một số mẫu được bán dưới thương hiệu Toyota, Subaru và Mazda.
Việc này xuất phát từ một cuộc điều tra nội bộ cho thấy Daihatsu đã gian lận dữ liệu kiểm tra an toàn của xe. Theo đó, khoảng 64 mẫu xe có kết quả điểm định sai với thực tế, bao gồm hơn 20 sản phẩm được bán dưới thương hiệu Toyota.
Cuộc điều tra cũng phát hiện ra rằng Daihatsu đã làm như vậy suốt 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, Toyota cho biết, không xảy ra vụ tai nạn nào liên quan tới việc gian lận kiểm tra an toàn.
Theo: Tuoitrethudo
Xem thêm bài liên quan
- Huế và Quảng Trị không đồng ý cấm xe tải hạng nặng, xe 30 chỗ lên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, nguyên nhân là vì đâu?
- Chính thức cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải hạng nặng vào cao tốc Cam Lộ – La Sơn từ ngày 4/4 sau nhiều vụ việc đau lòng
- Bộ GTVT đang dự thảo lắp trạm sạc xe điện trong các bến xe khách: Cục Đường bộ có trách nhiệm gì?