Các mẫu MPV và SUV của hãng xe Trung Quốc Haima đều được đưa lên khá nhiều công nghệ khi so sánh với các xe Nhật, Hàn Quốc cùng phân khúc.
Theo dự kiến, mẫu xe Haima 7X và 7X-E (phiên bản chạy điện của 7X) sẽ được cho ra mắt vào ngày 17/12 tới đây.
Đến thời điểm hiện tại, thông số và phiên bản cụ thể của bộ đôi MPV đã được công bố trên website của hãng. Ngay cả mẫu Haima 8S chưa được chốt lịch ra mắt cũng đã có thông số.
Haima 7X
Haima 7X sẽ là mẫu xe cạnh tranh ngang phân khúc với Toyota Innova khi ra mắt. Xe có kích thước 4.815 x 1.874 x 1.720 mm. Trục cơ sở là 2.860 mm.
Chỉ có 1 phiên bản 7X được phân phối tại Việt Nam là Premium.
Một số trang bị nổi bật ở nội và ngoại thất của Haima 7X Premium bao gồm hệ thống đèn LED hoàn toàn, mâm 19 inch đi kèm lốp 225/45R19, bộ đôi màn hình 12,3 inch, điều hoà tự động 2 vùng, ghế bọc da có chỉnh điện 6 hướng ở ghế trước và 4 hướng ghế sau, ghế tích hợp sưởi và thông gió, âm thanh 6 loa và cửa sổ trời toàn cảnh.
Về công nghệ an toàn, Haima 7X Premium có những tính năng cao cấp bậc nhất, có thể so sánh ngang hàng với Toyota Innova bản hybrid, ví dụ như hỗ trợ phanh khẩn cấp, cảnh báo va chạm sớm, hỗ trợ chuyển làn đường, cảnh báo lệch làn đường, ga tự động thích ứng, cảnh báo điểm mù và camera 360 độ. Bản này có 6 túi khí, hệ thống hỗ trợ đổ đèo, cảm biến áp suất lốp cùng khả năng đỗ xe tự động.
Động cơ 7X tại Việt Nam là máy 1.6L công suất 180 mã lực, mô-men xoắn 280 Nm, kết hợp số 6 cấp và dẫn động cầu trước.
Giá dự kiến của 7X là hơn 700 triệu đồng, tức là thấp hơn đáng kể so với Innova (cao nhất 999 triệu đồng).
Haima 7X-E
Về cơ bản, Haima 7X-E có kích thước tương tự 7X. Mẫu xe điện được chia thành 2 phiên bản là Comfort và Premium. Trong đó, bản Comfort được định vị thấp hơn.
Trang bị nội, ngoại thất của bản 7X-E Premium gần giống với 7X Premium. Điểm khác biệt nằm ở bộ mâm chỉ có kích thước 18 inch kèm lốp 215/55R18.
Bản Comfort tiêu chuẩn sẽ chỉ dùng đèn halogen, không có sưởi, làm mát ghế, không có kính tự động một chạm, không có cửa sổ trời hay bệ bước chân. Các trang bị tiện nghi nhỏ khác có trên bản Premium chứ không xuất hiện ở bản Comfort còn có cốp điện mở rảnh tay, sạc không dây, điều khiển giọng nói…
7X-E bản Comfort thiếu hết một loạt tính năng an toàn tiên tiến như hỗ trợ giữ làn đường, phanh khẩn cấp, ga tự động thích ứng, đèn chiếu xa thông minh, cảnh báo điểm mù… Những tính năng trên đều có trên bản 7X-E Premium.
Bản Comfort chỉ có 4 túi khí, cảm biến va chạm sau và không có camera 360 độ. Bản Premium có 6 túi khí, cảm biến và trước và sau cùng camera 360 độ.
Cả 2 bản dùng chung động cơ điện dẫn động bánh trước, công suất 201 mã lực, mô-men xoắn 340 Nm.
Pin xe là loại của CATL – hãng làm pin cho VinFast VF 8 và VF 9 lô mới đây nhất. Theo công bố của hãng, xe có thể chạy được 510 km sau một lần sạc theo chuẩn CLTC và 460 km theo chuẩn NEDC. Sạc nhanh 30-80% trong vòng 27 phút.
Haima 8S
Haima 8S sẽ là mẫu xe có nhiều bản nhất. Trong bảng thông số trên website Haima, mẫu xe này được chia thành 3 bản gồm Elite, Luxury và Premium.
Kích thước 8S ngang các xe phân khúc C, với chiều dài 4.565 mm, rộng 1.850 mm và trục cơ sở 2.700 mm. Do đó, mẫu xe này sẽ được xếp ngang hàng Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson.
Các bản Luxury và Premium khá giống nhau ở ngoại thất, với đèn LED, mâm 19 inch. Bản Elite dùng đèn halogen, mâm 17 inch.
Một số trang bị nội thất nổi bật của 8S bản cao cấp nhất có màn hình trung tâm 10 inch, ghế lái chỉnh điện 6 hướng, âm thanh 6 loa, điều hoà tự động 2 vùng… Cả 3 bản đều có cửa sổ trời toàn cảnh.
Những tính năng an toàn tiên tiến như hỗ trợ chuyển làn đường, ga tự động thích ứng, hỗ trợ phanh khẩn cấp… cùng camera 360 độ chỉ có trên bản cao nhất. Hai bản cao cấp có 6 túi khí, còn bản tiêu chuẩn chỉ có 4 túi khí.
Động cơ 3 bản dùng chung loại 1.6L, công suất 192 mã lực, mô-men xoắn 293 Nm, kết hợp số 6 cấp.
Theo: Đời sống Pháp luật
Bị dân Việt ruồng bỏ, không tin tưởng vào chất lượng nhưng xe điện Trung Quốc dần được ưa chuộng ở châu Âu
Ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu lựa chọn xe điện Trung Quốc, điều này cũng khiến các hãng khác phải giới thiệu thêm xe giá rẻ để cạnh tranh.
Các nhà sản xuất ôtô điện Trung Quốc đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng tại thị trường châu Âu, thách thức các thương hiệu nội địa.
Tuy doanh số bán hàng tổng hợp của các công ty Trung Quốc nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong số 9,2 triệu xe được bán ở châu Âu mỗi năm, họ đã “ngấu nghiến” một phần thị trường xe điện nhỏ hơn với tốc độ đáng kinh ngạc.
Theo nhà phân tích ôtô Matthias Schmidt, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3% thị trường ôtô của Tây Âu, nhưng lại chiếm 8,4% thị trường xe điện, tăng từ mức 6,2% của năm ngoái.
Bên cạnh đó, các công ty ôtô chọn Trung Quốc là nơi để sản xuất xe điện. Trong năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu 164.300 chiếc xe điện sang châu Âu, bao gồm cả SUV iX3 của BMW được sản xuất ở phía đông bắc Thẩm Dương, Model 3 và Y của Tesla được sản xuất tại Thượng Hải.
Điều đó có nghĩa cứ năm chiếc xe điện bán ra ở châu Âu thì có một chiếc là nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mối đe dọa về cạnh tranh đã thúc đẩy Liên minh châu Âu mở cuộc điều tra về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho ngành công nghiệp xe điện của nước này.
Điều đó làm tăng thêm căng thẳng liên quan đến công nghệ giữa phương Tây và Trung Quốc, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu và là thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
Schmidt cho biết, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có hứng thú với châu Âu vì thuế nhập khẩu ôtô chỉ là 10%, so với mức 27,5% ở Mỹ. Châu Âu là thị trường pin xe điện lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Những người mua ôtô ở châu Âu dần chuộng các xe điện Trung Quốc vì giá thành rẻ, thiết kế ưa nhìn, trong khi vẫn tích hợp nhiều tính năng. Mức giá thấp là một ưu điểm lớn của xe điện Trung Quốc tại thị trường này, khi người dân đang phải chật vật với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao.
Xe điện Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển mạnh ở châu Âu. MG – thuộc sở hữu của SAIC Motor, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc – là công ty xe điện Trung Quốc lớn nhất tại thị trường châu Âu.
BYD, được hỗ trợ bởi nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett, cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Ngoài ra còn có Geely, công ty sở hữu Volvo và một loạt các thương hiệu xe điện bao gồm Polestar, Lynk & Co. Các startup xe điện Trung Quốc nhỏ hơn như NIO hay Xpeng cũng xuất hiện tại đây.
Để đối đầu với làn sóng xe điện từ Trung Quốc, các nhà sản xuất tại lục địa già đang triển khai nhiều mẫu xe điện mới để tăng tính cạnh tranh. Stellantis, tập đoàn sở hữu các thương hiệu Peugeot, Citroen (Pháp), Alfa Romeo, Fiat (Italy), mới đây cho ra mắt mẫu xe điện giá rẻ Citroen e-C3 nhằm cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc.
theo Star Herald
Doanh số ế ẩm, xe Trung Quốc Haval H6 ưu đãi kỷ lục tới 244 triệu, về mức ngang Mazda CX-5, sau 1 tháng ra mắt
Đây là mức ưu đãi chưa từng có của mẫu xe Trung Quốc Haval H6 kể từ khi ra mắt Việt Nam vào đầu tháng 8/2023.
Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10, Haval Việt Nam đưa ra chương trình ưu đãi cực khủng cho các khách hàng mang tên “Ưu đãi ngày vàng cho ngày của nàng” với tổng trị giá lên đến gần 300 triệu đồng.
Chương trình được áp dụng cho tất cả các khách hàng mua xe và xuất hoá đơn trong khoảng thời gian 20/10/2023 đến hết ngày 31/10/2023.
Với gói ưu đãi của khủng của Haval Việt Namlần này, khách hàng có thể sở hữu mẫu xe Haval H6 Hybrid với mức giá 852 triệu đồng – một mức giá hấp dẫn nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra, khách hàng còn nhận được tấm thẻ dịch vụ DIAMOND với giá trị lên tới 50 triệu đồng, sử dụng tại các xưởng dịch vụ của Haval Việt Nam.
Trước đó, Haval H6 từng được ưu đãi lên tới 190 triệu đồng từ nhà sản xuất, gồm hỗ trợ lệ phí trước bạ 120 triệu đồng, tặng kèm thẻ bảo dưỡng trị giá 50 triệu đồng và 20 triệu đồng nếu người dùng bán cũ đổi mới.
Haval H6 đến từ thương hiệu Trung Quốc nhưng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Giá bán thực tế của H6 đã dễ tiếp cận hơn nhưng vẫn ngang bản cao cấp của các đối thủ Nhật Bản hay Hàn Quốc, ví dụ như Mazda CX-5 (749-999 triệu đồng) và Hyundai Tucson (769-899 triệu đồng).
Chưa kể, các mẫu xe này còn được hưởng ưu đãi giảm giá 50% lệ phí trước bạ từ Chính phủ nhờ lắp ráp trong nước.
Ngoài 2 cái tên kể trên, Haval H6 còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều sản phẩm khác trong phân khúc C-SUV. Đơn cử như Subaru Forester cũng đang có khuyến mại lớn, giảm giá từ 220-280 triệu đồng với mức khởi điểm thực tế chỉ từ 749 triệu đồng.
Tương tự như các sản phẩm Trung Quốc đang được phân phối trên thị trường, Haval H6 sở hữu nhiều tiện nghi hấp dẫn, trang bị an toàn có gói hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS) với tính năng vượt trội hơn đối thủ như hỗ trợ đỗ xe tự động (ghép dọc, ngang) và lùi xe tự động theo đường tiến.
Đây cũng là mẫu xe duy nhất trong phân khúc ở thời điểm hiện tại có hệ truyền động hybrid, gồm máy xăng, tăng áp, dung tích 1.5L kết hợp với mô-tơ điện. Cấu hình này tạo ra tổng công suất 240 mã lực và mô-men xoắn cực đại đạt 530 Nm.
Theo công bố của hãng, H6 tiêu thụ lượng xăng trung bình chỉ 18 km/lít (khoảng 5,5 lít/100 km) nhưng không có chế độ lái thuần điện (EV Mode).
Theo Thanh Niên Việt
Xem thêm bài liên quan
- Sẽ có đến 5 hãng xe đến từ Trung Quốc sắp đổ bộ vào Việt Nam: Trải dài các phân khúc từ sedan, MPV nhưng SUV áp đảo
- Các hãng xe Trung Quốc thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường Việt Nam: Không còn xe giá rẻ, thậm chí có hãng không có xe nào dưới 1 tỷ
- “Giường ngủ di động” Hyundai Custin lại có đáy mới tại đại lý: Bản full giảm nhiều nhất, tăng sức cạnh tranh với Innova